Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tăng trưởng cửa hàng cà phê tại Mỹ thấp nhất kể từ năm 2011
10 | 10 | 2017
Số lượng cửa hàng cà phê tại Mỹ được dự báo tăng 2,17% trong năm 2017, là mức tăng trưởng chậm nhất trong 6 năm qua, theo báo cáo của Mintel. Tuy nhiên, phân khúc cà phê vẫn đang có tăng trưởng nóng dù chiếm thị phần nhỏ là cà phê ủ lạnh với mức tăng trưởng doanh thu tới 460% từ năm 2015.

Mintel cũng cho biết thị trường cà phê con nhộng kiểu single-serve, thống trị bởi K-cúp, sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại.

Rõ ràng, có thêm nhiều cửa hàng Starbucks kiểu drive-thru nơi góc phố và các lựa chọn giao hàng là không đủ để giữ một số người nghiện cà phê chuyển sang cà phê uống liền.

Theo một báo cáo mới của Mintel, tăng trưởng cửa hàng cà phê tại Mỹ đang chậm lại nhưng phân khúc cà phê uống liền lại đang tăng nóng. Với ngày càng nhiều cửa hàng có các gian hàng trưng bày nhiều lựa chọn hương vị và thương hiệu cà phê khác nhau, người tiêu dùng có thể tìm thấy hương vị, sự tiện lợi và giá trị sử dụng đối với các sản phẩm cà phê ủ lạnh mang đi. “Thị trường đồ uống liên rõ ràng đang có khả năng cạnh tranh mạnh với các cửa hàng cà phê truyền thống bởi các loại đồ uống này ngày càng trở nên cao cấp, chuyên biệt và đa dạng hương vị”, theo Caleb Bryant, nhà phân tích dịch vụ ăn uống cao cấp tại Mintel nhận định. “Và nhìn chung, các sản phẩm này rẻ hơn bất cứ đồ uống nào bạn mua tại một cửa hàng cà phê”.

Mintel ước tính thị trường cà phê Mỹ sẽ đạt doanh thu khoảng 23,4 tỷ USD trong năm 2017, tăng 41% so với năm 2011. Mintel dự báo giá trị thị trường cà phê Mỹ sẽ đạt 28,7 tỷ USD đến năm 2021, tương đương tăng khoảng 23% so với năm 2017.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng số lượng cửa hàng cà phê tại Mỹ dự báo chỉ tăng 2,17% trong năm 2017, là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011.

Ông Bryant cho rằng Starbucks đang tập trung vào cái gọi là “làn sóng thứ 3” của ngành cà phê với các cửa hàng Roastery and Reserve Bars. “Họ đang cung cấp các loại đồ uống làn sóng thứ 3 cao cấp hơn các loại Frappuccino ở cửa hàng Starbucks thông thường”.

Một yếu tố thúc đẩy thị trường cà phê cao cấp là sức chi tiêu ngày càng tăng của thế hệ người tiêu dùng trẻ 2000s, những người sẵn sàng thử các sản phẩm cao cấp. “Thế hệ người tiêu dùng mới chắc chắn là các động lực cơ bản của làn sóng thứ 3 trong ngành cà phê”, ông Bryant phát biểu. “Chúng tôi nhận thấy trên khắp các phân khúc thị trường, thế hệ tiêu dùng trẻ 2000s có khuynh hướng quan tâm nhiều hơn tới các lựa chọn cao cấp. Hiện họ đang trở nên lớn tuổi hơn và thực tế cho thấy họ đang tiêu tiền vào những loại cà phê đặc biệt, cao cấp”.

Đồng thời, thị trường cà phê uống liền được dự báo tăng trưởng doanh thu 67% trong giai đoạn 2017 – 2022, theo báo cáo của Mintel. Báo cáo cũng cho biết thị trường cà phê uống liền là phân khúc tăng trưởng nhanh nhất trong thị trường bán lẻ cà phê. “Thị trường cà phê uống liền đang tăng trưởng với tốc độ rất, rất mạnh và là một trong những phân khúc đồ uống không cồn tăng trưởng nhanh nhất nói chung”, ông Bryant cho biết thêm.

Cà phê đóng chai và đóng hộp thường gặp trong các khu vực tủ lạnh của siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi. Các hương vị cà phê uống liền được ưa chuộng bao gồm mocha, espresso, latte, vanilla hoặc nitro cà phê.

Các thương hiệu cà phê lớn của Mỹ trên thị trường cà phê uống liền bao gồm Starbucks, Dunkin và McDonald. Những tên tuổi nổi bật khác bao gồm Chameleon Cold Brew, Stumptown, High Brew, Califia Farms và Lucky Jack.

PepsiCo đã đạt thỏa thuận phân phối cà phê uống liền Starbucks và các đồ uống tăng lực tại một số thị trường. Coca-Cola có một thỏa thuận phân phối và sản xuất cho đồ uống cà phê lạnh Dunkin’ tiền đóng gói, cũng như thỏa thuận với McDonald’s cho cà phê uống liền của chuỗi burger McCafe.

Mintel cho biết tổng doanh thu bán lẻ cà phê ủ lạnh của Mỹ tăng 460% so với năm 2015 và sẽ đạt 38,1 triệu USD trong năm 2017. Sự ưa chuộng cà phê ủ lạnh đang thu hút các thương hiệu lớn nhưng phân khúc này vẫn chỉ chiếm thị phần nhỏ trong thị trường cà phê nói chung.

Trong khi cà phê uống liền vẫn là một phần khúc tăng trưởng mạnh, thị trường cà phê viên nhộng single-serve do K-cups thống trị đang dần đuối. Nghiên cứu của Mintel cho thấy khoảng 1/3 người uống cà phê cho rằng viên cà phê single-cup khá đắt và họ cho rằng đây là sản phẩm gây hại cho môi trường. Doanh số bán lẻ cà phê single-cup chỉ tăng 3,7% trong năm 2016 so với mức tăng trưởng 5.6% trong năm 2015.

Theo CNBC (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường