Cool Japan Fund (CJF) – một tổ chức đầu tư chính phủ, ky vọng sẽ mang hương vị ẩm thực Nhật Bản ra thế giới cũng như mở rộng các kênh bán hàng trên thị trường quốc tế. Dự án này là sự hợp tác giữa CJF và doanh nghiệp Anh Japan Centre Group. Quỹ này sẽ đầu tư 3 triệu bảng vào dự án. Một không gian thiết kế bao gồm khu ẩm thực, cung cấp nhiều món ăn Nhật Bản, bếp mở, các cửa hàng bán lẻ và các hàng hóa khác từ Nhật Bản, biểu diễn nấu ăn sử dụng các nguyên liệu Nhật Bản, các lễ hội gia vị Nhật Bản và các chương trình xúc tiến khác.
“Trong những năm gần đây, ẩm thực Nhật Bản ngày càng được ưa chuộng trên toàn cầu, các doanh nghiệp dịch vụ thực phẩm Nhật Bản đang mở rộng tốt, ngày càng nhiều nhà hàng Nhật Bản được mở ra, qua đó thực phẩm Nhật Bản lại càng phổ biến, ngày càng nhiều người nấu nướng theo ẩm thực truyền thống độc đáo của Nhật Bản, các cửa hàng tạp hóa và sản phẩm khác đang cho thấy mức tăng trưởng cao chưa từng thấy”, CJF cho biết. Động thái hợp tác trên diễn ra sau khi Nhật Bản và EU đạt được thỏa thuận thương mại tự do vào tháng 7 vừa qua.
Đồng thời, các nhà sản xuất Nhật Bản cũng đang tìm cách tăng xuất khẩu thông qua mở một cửa hàng chợ của nông dân tại sân bay Changi của Singapore, một trong những trung tâm giao thương sôi động nhất Đông Nam Á. Cửa hàng này bán 85 loại thực phẩm, như thịt bò Wagyu, thủy sản, trái cây, bánh kẹo và rượu sake nhập khẩu nguyên bản từ Nhật Bản. Ông Hiroyuki Kawasaki, chủ tịch kiêm CEO của Zen-Noh International Corp, cho rằng thị trường này là một cơ hội để các sản phẩm chất lượng cao của nông dân Nhật Bản được giới thiệu tới khách hàng quốc tế. Khoảng 60 triệu người đi qua sân bay Changi hàng năm.
Trong khi đó, Global Food Safety Initiative (GFSI) tại Nhật Bản đang đặc mục tiêu có hơn 6.000 địa điểm sản xuất thực phẩm được chứng nhận, hoặc bắt đầu tham gia quá trình chứng nhân, vào thời điểm tổ chức thế vận hội mùa hè Summer Olympics Tokyo 2020. GFSI được thành lập và quản lý bởi Hiệp hội thương mại quốc tế, Diễn đàn hàng tiêu dùng vận hành các cơ chế chứng nhận các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho người sản xuất và các nhà cung cấp. Công cụ chính của các tổ chức này là Global Markets Programme, hướng dẫn các công ty đang có các hệ thống ATTP kém phát triển thông qua quy trình cải thiện từng bước. Triển khai HACCP bắt buộc với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nhật Bản là một trong những thách thức cấp thiết nhất tại Nhật Bản. Các chuyên gia tại Nhật Bản cho rằng kỳ vọng của người tiêu dùng về mức độ minh bạch và an toàn thực phẩm đang tăng nhanh.
Năm 2016, gạo Nhật Bản được ghi vào kỷ lục Guinness là loại gạo đắt nhất thế giới và đang trên đường tiến vào thị trường Singapore, Hong Kong và Mỹ. Loại gạo này nhìn qua giống như gạo trắng đã qua đánh bóng như thông thường nhưng lại là loại gạo chưa đánh bóng (gạo lứt) . Loại gạo này được xay và chế biến theo kiểu không xát, giữ được lớp màng bọc hạt gạo thường bị mất đi trong quá trình đánh bóng. So với gạo trắng đánh bóng thông thường, gạo Kinmemai được cho là cao cấp hơn về mùi vị, độ ngọt và giá trị dinh dưỡng, chứa lượng lipopolysaccharide – một chất đề kháng tự nhiên, cao gấp 6 lần so với gạo thông thường.
Theo Food Navigator (gappingworld.com)