Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Brazil từ Đại học Santa Catarina và Viện Liên doàn Catarinenses đã thử nghiệm sử dụng loại tảo biển màu nâu trong thức ăn dành cho tôm nuôi trước cú sốc lạnh để khám phá xem loại phụ gia này làm biến đổi cơ chế nào. “Trong hoạt dộng hiện nay, chúng tôi sử dụng phương pháp MALDI – TOF MS để đánh giá bộ protein và chất béo của tế bào máu được cắt ra và còn nguyên vẹn từ tôm thẻ Thái Bình Dương, được cho ăn 0,5% tảo biển nâu và cho sử dụng liệu pháp sốc nhiệt lạnh”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Nhóm nghiên cứu tìm ra rằng bổ sung 0,5% tảo biển nâu vào thức ăn cho tôm làm biến đổi các thành phần chất béo và protein trong tế bào máu của tôm. Thay đổi này có thể giúp giải thích cách tôm được cho ăn thức ăn có tảo biển lại sống sót tốt hơn trước cú sốc nhiệt.
Tảo biển nâu có giá trị dinh dưỡng cao và chứa một số các hoạt tính sinh học, theo các nhà nghiên cứu cho hay. Tảo biển nâu đã được sử dụng làm nguyen liệu thức ăn thủy sản và đang tăng trưởng trong những năm gần đây. Tảo biển được cho là giúp tôm thích nghi tốt và hồi phục nhanh hơn sau các cú sốc nhiệt; tuy nhiên, kết quả không đồng nhất khi sử dụng các loại tảo biển nâu khác nhau. Nghiên cứu trước đó cho thấy tôm thẻ chân trắng Thái Bình dương chống lại các đợt sốc lạnh tốt nhất nếu được thêm 0,5% – 3% loại tảo nâu có tên khoa học Sargassum filipendula.
Sốc lạnh thường gây ra các vấn đề sức khỏe cho vật nuôi, bao gồm làm gián đoạn tổng hợp protein, khiến một số cơ quan hoạt động kém và gây áp lực ôxy. Đối với những người nuôi tôm sốc lạnh có thể làm thiệt hại năng suất do tôm dễ tổn thương hơn trước dịch bệnh và giảm sinh trưởng. Trong nghiên cứu sử dụng phụ gia tảo biển trong thức ăn cho tôm, nhóm tôm không được cho ăn thức ăn chứa tảo biển có tỷ lệ chết khoảng 20%, còn nhóm tôm được cho ăn thức ăn có tảo biển thì tỷ lệ chết chỉ ở mức 3%.
Theo Seafood Source (gappingworld.com)