Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tình hình mua sắm ngày 11-11 và sự bành trướng của thương mại điện tử tại Trung Quốc
14 | 11 | 2017
Tuần trước, các nhà chức trách kiểm dịch tại thành phố Harbin lạnh giá ở Nam Cực đã thu giữ các lô hàng trong hành lý tại sân bay địa phương, đựng tổ yến – món ăn rất được ưa chuộng tại Trung Quốc, đã bay một quãng đường rất dài từ vùng nhiệt đới Indonesia cho một nhà kinh doanh sẽ bán với mức giá cắt cổ trong ngày 11-11.

Đó chỉ là một phần trong mua sắm mà ngày 11-11, ngày hội độc thân của Trung Quốc, tạo ra bởi Alibaba để thúc đẩy những người độc thân tại Trung Quốc mua sắm trực tuyến, giúp họ quên đi phần nào sự phiền muộn của nỗi cô đơn hoặc tặng quà cho đối tác tiềm năng. Dịch vụ bưu điện của Trung Quốc, với dịch vụ chuyển hàng, dự báo số lô hàng vận chuyển cho các đơn hàng trong ngày 11-11 năm nay sẽ tăng 35% so với năm 2016.

Các lô hàng phile cá hồi Chile, tôm, sò điệp là các mặt hàng được chào bán trên trang thương mại điện tử Tmall “Tian Mao Chaoshi” (Tmall supermarket) của Alibaba, công ty chuyên bán các thực phẩm tươi sống nội địa và nhập khẩu. Siêu thị này đang bán các cá hồi miếng loại 490gr với giá đặc biệt cho ngày 11-11 là 69,9 NDT, tương đương 10,53 USD. Tương tự, cá đỏ dạ (cá sóc) loại 400-500gr từ khu vực Xiangshan của tỉnh Chiết Giang được giảm giá từ 39,9 NDT (6,01 USD) xuống còn 29,9 NDT (4,5 USD) cho ngày độc thân.

Sò điệp giống Nhật Bản (từ Nhật Bản được nhấn mạnh, ghi đậm) nuôi tại tỉnh Hồ Bắc đang được bán với giá 23,9 NDT (3,6 USD) cho gói 6 con từ Yiguo.com, một sàn giao dịch trực tuyến thực phẩm tươi do Alibaba chống lưng. Về JD.com, một trong những chào bán được chú ý nhất trong ngành hội độc thân của Trung Quốc là cua lông cao cấp có giá tới 399 NDT (51,06 USD) cho một con, do Xing Nong United Yangcheng Lake Crab Producers cung cấp – được đóng gói trong gói dạng quà tặng họa tiết xanh – trắng đặc trưng của đồ sứ Trung Quốc.

Giữa bối cảnh điên cuồng của các nhà vận chuyển và đóng gói những mặt hàng được ưa chuộng như cá hồi cho ngày 11-11, cần chú ý rằng nếu dự báo tăng trưởng 30 – 40% cho ngày hội độc thân năm 2017 là sự thực, các nhà bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc có thể sẽ đuổi kịp Amazon về khía cạnh doanh thu chỉ trong 1 thập kỷ. Diễn biến này tạo ra hàng loạt kênh bán hàng mới cho các nhà kinh doanh thủy sản tại thị trường Trung Quốc.

Trước khi ngày hội độc thân diễn ra với tốc độ điên cuồng được chú ý đặc biệt, trong tháng 8, doanh thu bán hàng trực tuyến đã tăng 34,3% so với tăng trưởng doanh số bán lẻ chung tại Trung Quốc là 10,1%. Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng doanh thu bán lẻ trực tuyến trung bình đạt 10,5%/năm trong giai đoạn 2011 – 2016, theo Global Retail Growth Index; so với mức tăng trưởng trung bình toàn cầu 4,3%/năm và tại Mỹ chỉ là 2,4%/năm. Alibaba và JD.com có mức tăng trưởng doanh thu 37% trong năm 2016, so với mức trung bình 4,3% trên phạm vi toàn cầu.

Các nhà bán lẻ trực tuyến lớn của Trung Quốc dù vậy vẫn chưa phải là những gã khổng lồ thực sự như họ có vẻ như vậy – vẫn chưa. Về giá trị tuyệt đối, doanh thu năm 2016 của JD.com tăng 8 tỷ USD, trong khi Amazon tăng 23,5 tỷ USD. Tương tự như vậy, trong khi doanh thu năm 2016 của Alibaba tăng 2,9 tỷ USD – tương đương tăng 33% – trong năm 2016, nhà bán lẻ lớn của châu Âu là Aldi tăng 3,8 tỷ USD về giá trị tuyệt đối dù chỉ tăng 6% so với năm 2015, theo dữ liệu do OC&C Strategy Consultants chuyên về nghiên cứu thị trường bán lẻ tại Thượng Hải cho thấy.

Hiện Amazon, hiện đã có một công ty con tại Trung Quốc, vẫn là gã khổng lồ so với các đồng nghiệp Trung Quốc khi tổng doanh thu năm 2016 của Amazon đạt 135,9 tỷ USD, của JD.com đạt 37,5 tỷ USD à Alibaba đạt 15,6 tỷ USD. Một công ty internet khác của Trung Quốc, Tencent, có doanh thu 21,9 tỷ USD, đang vận hành Weixin/Wechat, thu hút một làn sóng những người làm việc tại nhà.

Tuy nhiên, đó lại là những nguyên liệu cho một câu chuyện lớn trong tương lai, với động lực đến từ tăng trưởng thu nhập tại Trung Quốc tiếp tục tăng, dù với tốc độ chậm lại. Tương lai của thương mại điện tử phụ thuộc và tăng trưởng vô tiền khoáng hậu của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, cộng với quá trình đô thị hóa và nền kinh tế tăng trưởng dựa trên tiêu dùng mà chính phủ nước này cổ xúy. Mặc dù định nghĩa về tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc rất đa dạng, một nghiên cứu của nhà tư vấn quản lý McKinsey dự báo đến năm 2022, hơn 75% người tiêu dùng thành thị (hiện cư dân thành thị chiếm 60% tổng dân số Trung Quốc) sẽ được coi là tầng lớp trung lưu, có thu nhập từ 9.000 – 34.000 USD/năm.

Trong quý 3/2017, cạnh tranh tìm kiếm việc làm tại Trung Quốc giảm, mức lương trung bình tháng của lao động cổ cồn trắng tại Trung Quốc đã đạt 7.599 NDT, tương dương 1.144 USD, tăng 3% so với quý 2/2017, theo báo cáo cung – cầu thị trường lao động Trung Quốc do hãng tuyển dụng Zhaopin cung cấp. Tăng trưởng về lương chậm lại từ tốc độ 2 con số trong 1 thập kỷ trước, nhưng vẫn cao hơn 3% so với người lao động tại Mỹ. Do Trung Quốc đang trở thành một nền kinh tế vận hành dựa trên ngành dịch vụ nhiều hơn, các thành phố Trung Quốc đang cung cấp các công việc có mức lương cao hơn và trợ cấp tốt hơn để thu hút tài tăng, qua đó thúc đẩy lương trung bình tháng cho lao động cổ cồn trắng tại Trung Quốc. Đây cũng là nhóm chi tiêu trực tuyến mạnh tay nhất.

Và đáng kể nữa là tham vọng to lớn của Trung Quốc trong hội nhập các nước láng giềng vào nền kinh tế Trung Quốc: chiến lược Một vành đai – Một con đường, các tuyến dường cao tốc và đường sắt xuyên lục địa, đang bắt đầu mở ra một thế giới với những cơ hội hoàn toàn mới, rộng mới tại Đông Nam Á cho những công ty thương mại điện tử như Tmall và JD.com.

Theo Seafood Source (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường