Xuất khẩu cà phê từ top 4 nước sản xuất lớn nhất – Brazil, Việt Nam, Colombia và Indonesia – đều giảm trong tháng 10/2017 so với cùng kỳ năm 2016. Xuất khẩu cà phê toàn cầu năm 2016 ghi nhận mức cao kỷ lục, theo dữ liệu ICO cho thấy lượng xuất khẩu đạt 122,5 triệu bao.
Vấn đề hậu cần
Dữ liệu chính thức của Brazil cho thấy xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 10/2017 đạt 2,7 triệu bao, giảm 18,3% so với mức 3,4 triệu bao trong cùng kỳ năm 2016 và là mức thấp nhất chi nhận trong tháng 10 kể từ năm 2010.
USDA tại Sao Paulo đã hạ dự báo xuất khẩu cà phê Brazil niên vụ 2017/18 xuống còn 30,4 triệu bao, là mức thấp nhất trong 6 năm. Theo USDA, sản lượng cà phê niên vụ 2017-18 theo cách tính của Brazil là kéo dài từ tháng 7/2017 – 6/2018 ước đạt 51,2 triệu bao, thấp hơn 8,7% so với sản lượng niên vụ trước, chủ yếu do các vấn đề hậu cần làm giảm xuất khẩu cà phê từ cảng Santos.
Mưa làm trễ thu hoạch cà phê tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, xuất khẩu cà phê tháng 10/2017 giảm 22,1% so với cùng kỳ năm 2016, theo số liệu hải quan cho thấy.
Năm 2016, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những tháng đầu vụ thu hoạch rất sôi động nhưng mưa lớn làm trễ hoạt động thu hoạch đã đảo ngược tình hình trong năm 2017. Các dự báo cho vụ sản xuất năm 2017 rất tích cực: USDA dự báo sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2017-18 sẽ tăng 1,9 triệu bao lên 28,6 triệu bao.
Diện tích cà phê của Colomia giảm mạnh
Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá tình hình sản xuất tại Colombia – nước sản xuất cà phê lớn thứ 3 và sản xuất cà phê Arabica lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, các nhà quan sát đang lo ngại về giai đoạn khởi động niên vụ 2017/18 khi diễn biến thời tiết bất lợi cho quá trình ra hoa. Liên đoàn những người trồng cà phê Colombia cảnh báo diện tích cà phê của Colombia từ tháng 10 – 12 giảm mạnh. Xuất khẩu cà phê của Colombia trong tháng 10/2017 giảm 6% so với cùng kỳ năm 2016 và giảm 23% so với tháng 9 trước đó.
USDA tại Bogota dự báo sản lượng cà phê Colombia niên vụ 2017/18 tăng nhẹ lên 14,7 triệu bao do thời tiết bình thường và diện tích cà phê cho thu hoạch tăng.
“Xuất khẩu cà phê Indonesia đã qua giai đoạn đỉnh”
Trong khi đó, tại Colombia, hoạt động sản xuất – xuất khẩu đã qua giai đoạn cao điểm, với kim ngạch xuất khẩu cả tháng 9 – 10 đều giảm.
Xuất khẩu cà phê Robusta từ cảng Lampung của Sumatra giảm 71% trong tháng 10 vừa qua so với cùng kỳ năm 2016, theo dữ liệu của chính quyền địa phương. Nguồn cung bất ổn đã phản ánh vào giá. Vốn có khuynh hướng giả trong phần lớn thời gian của năm, giá cà phê Arabica tươn glai trên thị trường New York đã bình ổn trong tháng 11 và thậm chí còn tăng nhẹ.
Phần lớn các nhà phân tích đều đang dự báo thị trường cà phê toàn cầu niên vụ 2017-18 sẽ thâm hụt nhưng giá sẽ gặp một số áp lực sau đó như Brazil được dự báo có sản lượng cao kỷ lục trong năm 2018, các nguồn cung thay thế từ các nước như Honduras, Ấn Độ và Uganda cũng tăng.
Theo Agrimoney (gappingworld.com)