Chính sách tự cung tự cấp của Indonesia bao gồm các biện pháp “can thiệp thị trường, hạn chế nhập khẩu và dự báo sản xuất nội địa quá lạc quan”. Bộ Nông nghiệp Indonesia không cho phép nhập khẩu ngô làm TACN và không ban hành các khuyến nghị nhập khẩu đối với các sản phẩm thay thế như lúa mỳ làm TACN, lúa mạch hay cao lương. Chính sách này đẩy giá ngô tại Indonesia lên mức cao 311 USD/tấn, so với mức giá tham chiếu của chính phủ chỉ ở mức 296 USD/tấn.
Lúa mỳ đang trở thành một nguyên liệu TACN có sức cạnh tranh cao trên thị trường. CÁc nhà máy TACN đang mua lúa mỳ nhập khẩu từ các nhà máy chế biến bột mỳ. Tháng 10/2017, Bộ Nông nghiệp Indonesia cho phép nhập khẩu 200.000 tấn lúa mỳ làm TACN để bổ sung cho nguồn nguyên liệu sản xuất TACN. “Các nhà chế biến TACN nội địa mua toàn bộ lượng lúa mỳ trên, phần lớn từ biển Đen và lúa mỳ nhập khẩu cập cảng vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 11”, báo cáo USDA cho hay. “Tuy nhiên, những cảnh báo về việc lúa mỳ nhập khẩu sẽ cản trở kế hoạch tự cung tự cấp ngô của Bộ Nông nghiệp Indonesia đang gây áp lực cho Bộ này phải áp dụng các biện pháp cứng rắn đối với nhập khẩu lúa mỳ làm TACN trong năm 2018”. Do đó, USDA dự báo nhập khẩu lúa mỳ niên vụ 2017-18 dự báo không đổi ở mức 10,5 triệu tấn. Nhập khẩu bột mì trong nửa đầu năm 2017 giảm tới 74% do Indonesia tăng thuế thêm 5%.
Tiêu dùng ngô tại Indonesia tăng nhẹ trong năm 2017-18 do nhu cầu ngày càng tăng từ các nhà mý chế biến ướt. Một nhà máy chế biến ướt bột ngô tại đông Java đã bắt đầu đi vào sản xuất từ tháng 4 vừa qua và đang chạy toàn bộ công suất 600 tấn ngô/ngày. Nhà máy này cũng sản xuất bột ngô gluten và TACN ngô gluten bên cạnh tinh bột ngô. Nhà máy này chỉ sử dụng ngô nhập khẩu do ngô nhập khẩu có chất lượng tốt hơn và hàm lượng protein cao hơn. “Để có được phê duyệt nhập khẩu ngô cho nhà máy chế biến ướt, nhà máy phải đảm bảo rằng ngô nhập khẩu sẽ chỉ dùng để sử dụng trong sản xuất công nghiệp thực phẩm và không được sử dụng làm nguyên liệu TACN.
Cơ quan hậu cần Indonesia (BULOG) cũng đang nỗ lực đạt mục tiêu thu mua gạo. Giá gạo đang cao hơn trung bình giá mua của chính phủ và cạnh tranh với các nhà máy xay xát tư nhân ngày càng tăng để cung ứng thị trường nội địa đang khiến BULOG gặp nhiều khó khăn trong thu mua.
Hiện BULOG đã hạ mục tiêu thu mua lúa từ 3,7 triệu tấn xuống 2,5 triệu tấn và được chính phủ yêu cầu phải duy trì mức dự trữ tối thiểu vào thời điểm cuối năm ở mức 2 triệu tấn. “Tính đến cuối tháng 11/2017, BULOG đang dự trữ khoảng 1,2 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Indonesia vẫn đang can thiệp để không cho phép nhập khẩu, ngay cả khi BULOG phải tăng cường kho dự trữ và ổn định giá gạo vốn đang tăng nhanh”.
Theo World Grain (gappingworld.com)