Áp lực môi trường ngày càng tăng từ chính phủ tại miền nam và miền trung Trung Quốc khiến ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc đang dịch chuyển lên phía Bắc để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và nhiều trang trại nuôi lợn đã bị đóng cửa. Tình trạng này dự kiến tiếp diễn vào năm 2018. Năm 201, Chăn nuôi lợn quy mô gia đình hiện chiếm 52% tổng sản lượng lợn tại Trung Quốc, giảm từ mức 57% trong năm 2015. Diễn biến này khiến sản xuất lợn giảm khoảng 66 triệu con lợn.
Lao động hiện là lo ngại chính trong ngành chăn nuôi Trung Quốc. Chính sách 1 con tồn tại ở Trung Quốc suốt 30 năm qua đang góp phần khiến lực lượng lao động của Trung Quốc bị già hóa. Người lao động trẻ không muốn làm việc tại các trang trại và tại các vùng nông thôn xa xôi. Điều này nghĩ là các trang trại mới cần phải hiện đại hóa để giảm nhu cầu lao động và doanh thu trên mỗi lao động. Quy mô đàn lợn nuôi nhỏ lẻ sẽ tiếp tục suy giảm do lao động bị già hóa và áp lực quản lý môi trường của chính phủ.
Trung Quốc sẽ tiếp tục phải nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn trong năm 2018 với mức cao kỷ lục mới. Nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn có tác động tiêu cực tới tiến độ mở rộng sản xuất hiện đại, giá nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn ở mức thấp nên không khuyến khích nông dân chăn nuôi. Nếu Trung Quốc muốn đáp ứng nhu cầu thịt lợn trong tương lai, họ sẽ cần nguồn gene tốt hơn, để cải thiện khả năng sinh lời và đầu tư cho mở rộng.
Sử dụng nguồn gene và thức ăn tốt hơn có thể giúp tăng lợi nhuận 1,5USD/con nhờ giảm tỷ lệ chết, tăng 7,67USD/con nhờ tăng trưởng nhanh hơn và 3,6USD/kg nhờ chuyển đổi thức ăn tốt hơn; qua đó, nông dân có thể có thêm 12,75USD/con để đầu tư vào mở rộng.
Theo The Pig Site (gappingworld.com)