Giám đốc điều hành Tiyada Kuansataporn cho biết Fancy ABM sẽ giúp công ty đảm bảo nguồn nguyên liệu thô và giảm chi phí do nhu cầu viên nén mùn cưa dự báo tăng trong những năm tới, chủ yếu là tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhà máy viên nén mùn cưa này dự kiến đi vào hoạt động trong quý 4/2018. Nhà máy này có công suất hàng tháng đạt 5.000 tấn trong giai đoạn đầu của dự án. Giai đoạn thứ hai hoàn thành năm 2019, sẽ bổ sung thêm 5.000 tấn vào công suất hoạt động. Fancy ABM sẽ là mô hình kinh doanh thử nghiệm cho chiến lược đa dạng hóa hoạt động kinh doanh đầu nguồn chuỗi cung ứng, khi các ngành năng lượng tái sinh tại Hàn Quốc và Nhật Bản đang tăng trưởng trước mối lo ngại ngày càng tăng của phát thải khí nhà kính.
Giá viên nén mùn cưa thế giới chạm mốc 130 USD/tấn trong những tháng đầu năm 2018, so với mức 90 USD/tấn vào cuối năm 2017. Giá viên nén mùn cưa dự báo đi ngang trong 2 năm tới và sẽ bắt đầu tăng trở lại vào năm 2020.
Nhật Bản đang thay thế một số nhà máy điện hạt nhân bằng năng lượng thay thế sau sự cố Fukushima năm 2011. Một phần vốn đầu tư sẽ đến từ đợt IPO của ABM với dự kiến phát hành 75 triệu cổ phiếu trên thị trường đầu tư, chiếm 25% vốn điều lệ. ABM cũng đang nghiên cứu khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh viên nén mùn cưa sang Việt Nam, là nước có nguồn trấu dồi dào, một trong những nguyên liệu sản xuất biomass.
Nguyên liệu trấu từ sản xuất lúa gạo tại Thái Lan biến động mạnh về giá do nhu cầu cao của các nhà máy sản xuất năng lượng biomass. ABM có kế hoạch xây thêm một nhà máy sản xuất dăm gỗ trị giá 20 triệu Baht tại Surat Thani, có công suất 15.000 tấn/tháng, đồng thời kỳ vọng doanh thu xuất khẩu năm 2018 sẽ tăng gấp đôi so với năm 2017, chiếm 20% tổng doanh thu. Nhu cầu biomass tăng tại châu Á sẽ thúc đẩy doanh thu xuất khẩu. ABM hiện có 8 nhà kho tại Indonesia, Malaysia, và Thái Lan, trong đó dự trữ vỏ cọ, dăm gỗ và viên nén mùn gỗ.
Theo Bangkok Post (gappingworld.com)