Tâm lý mong sớm hoàn thành CPH là không khí chung của hội nghị sắp xếp đổi mới DNNN đến năm 2006 và triển khai kế hoạch năm 2007-2008 do Bộ NN-PTNT tổ chức sáng qua (14/3). Bộ trưởng Cao Đức Phát và Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần chủ trì hội nghị. Sau những thành công “vang dội” của việc CPH và đưa cổ phiếu 2 Công ty Cao su lên sàn đấu giá (cổ phiếu của 2 đơn vị này cao hơn 10 lần mệnh giá, tương đương gần 1.000 tỷ đồng). TGĐ Tập đoàn Cao su Việt Nam, ông Lê Quang Thung đưa ra nhận định: “Trong nhiều năm làm Doanh nghiệp, chưa khi nào thấy thuận lợi như hiện nay. Đây là thời cơ lớn cho các DN thuộc Bộ NN-PTNT cũng như DN ngành nông nghiệp”. Trưởng ban Đổi mới và Quản lý Dn, Ông Đoàn Đình Thiêm bổ sung: Không chỉ cao su thuận lợi về thị trường và giá cả mới gặt hái thành quả lớn ở TTCK mà hầu hết DN thuộc BỘ sau CPH tham gia TTCK đều thành công. “Tôi thống kê chưa đầy đủ, có gần 30 DN thuộc Bộ sau CPH đã lên sàn với mức giá tăng gấp 3-5 lần mệnh giá gốc”-ông Thiêm nhấn mạnh. Ông Lê Quang Thung cho hay, có một thực tế là Công ty thành viên đang thúc bách Tập đoàn Cao su VN đẩy nhanh tốc độ CPH; những công ty đã cổ phần thì muốn bán thêm cổ phần do NN sở hữu cho các nhà đầu tư chiến lược.
Bên cạnh đó, TGĐ tập đoàn Cao su VN cũng nhìn nhận một thực trạng, hiện quyền quyết định hầu hết do “trên quyết định”, nên tính chủ động của DN kém đi. “Tôi kiến nghị Bộ và Chính phủ phân thêm quyền cho HĐQT Tập đoàn Cao su VN, cụ thể cho phép HĐQT tự quyết định thời điểm phát hành cổphần và lượng cổ phần đấu giá thì hiệu quả sẽ cao hơn. Tương tự việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nên thoáng hơn, miễn sao HĐQT đưa ra quyết định có lợi nhất cho DN.” Chủ tịch HĐQT TCty Lâm nghiệp, ông Trần Đức Sinh nêu thêm: Vướng mắc lớn nhất hiện nay khi tiến hành CPH các DN nông, lâm nghiệp là việc xác định giá trị tài sản vườn cây. Ngoài hướng dẫn đối với định giá vườn cây cao su (thí điểm) thì các loại khác như chè, cà phê và nhất là rừng vẫn chưa có… Trong khi đó, TCty Lương thực Miền Nam lại kiếnnghị việc quyết toán lại tài sản (lần 2) thời điểm chuyển sang Cty cổ phần rất chậm và khó thực hiện.
Theo Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, hiện nay không có vướng mắc về mặt tư tưởng trong các DN phải sắp xếp, đổi mới. Với khối lượng công việc làm được rất lớn trong 3 năm qua, có thể đánh giá phwong án sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc Bộ NN-PTNT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hôm 12/3 là có thể thực hiện được. Tuy nhiên, thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cũng nhìn nhận 2 khó khăn cơ bản: Một là tình hình tài chính của không ít DN rất xấu; hai là giải quyết mối quan hệ trong nội bộ DN. Theo phương án được Chinh sphủ phê duyệt, từ nay đến 2008 sẽ CPH 12 TCty thuộc Bộ và 37 DN thành viên TCty và DN độc lập thuộc Bộ; trong đó năm 2007 tiến hành CPH 8 TCty và 26 DN. Ông Diệp Kỉnh Tần yêu cầu: Trong 6 tháng đầu năm cần xử lý trong các đơn vị thành viên TCTy, để 6 tháng cuối năm tập trung vào CPH TCty và Cty mẹ. “Bộ khuyến khích các DN tiếp tục bán bớt vốn trong các DN mà NN không cần nắm cổ phần hoặc CP chi phối, thậm chí các DN nhỏ nên bán hết. Tôi biết, có tới 40-50 DN mà vốn NN chỉ còn vài ba trăm triệu. Điều này chỉ có lợi cho DN.”
Ông Vũ Trọng Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới DN (VPCP) cho hay, tới đây, CP sẽ có những hướng dẫn cụ thể theo hướng phân quyền mạnh hơn cho Bộ và các TCty. Ông Dũng nói: Các cơ quan liên quan đã hoàn thành và trình Thủ tướng ký ban hành 3 văn bản hướng dẫn quan trọng liên quan vấn đề CPH DNNN, trong đó có Quyết định của Thủ tướng về DN (mới) DN mà NN còn nắm giữ CP 100% đến năm 2010; Nghị định thay thế Nghị định 41 và văn bản thay thế Nghị định 187. Theo dự thảo các Nghị định, đối tượng CPH sẽ được mở rộng hơn, gồm các đơn vị sự nghiệp, mở rộng cổ đông chiế lược (có cổ đông trong và ngài nước) và bỏ ưu đãi 20% giá cho cổ đông chiến lược và thay vào đó là giảm 40% so với đấu giá bình quân (ưu đãi cho người lao động không thay đổi). Quan trọng nhất là CP sẽ phân cấp mạnh hoen, cụ thể việc xác định giá trị tài sản các TCTy sẽ do Bộ trưởng quyết định, uỷ quyền cho HĐQT 18 TCTy 91 được quyền cho phá sản và CPH đơn vị thành viên.
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định Bộ NN-PTNT quyết tâm và làm quyết liệt trong lĩnh vực đổi mới, sắp xếp DN. Tiến độ thực hiện theo phương án đã được Thủ tướng CP phê duyệt sẽ không thay đổi, do đó, Bộ trưởng yêu cầu 12 TCTy tiến hành các bước CPH ngay từ năm 2007, bao gồm 4 TCty được xếp lịch trong năm 2008.
Ngày 12/3, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 298/QĐ-TTg Phê duyệt kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2007-2008. Theo đó, trong năm nay, 31 công ty và 8 tổng công ty trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ được tiến hành cổ phần hóa. Trong đó sẽ có 20 doanh nghiệp Nhà nước không giữ cổ phần chi phối, 3 doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối, 8 doanh nghiệp chuyển thành công ty TNHH một thành viên và 8 tổng công ty gồm: Dâu tằm tơ, Mía đường I, Mía đường II, Xây dựng và Phát triển nông thôn, Vật tư nông nghiệp, Xây dựng thủy lợi 4, Muối, Cơ điện - Xây dựng nông nghiệp và thủy lợi. Tiếp theo, đến 2008, thêm Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Rau quả Nông sản, Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam và Tổng công ty Chè Việt Nam sẽ thực hiện cổ phần hóa.
|