Nguồn: vietnambiz.vn
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu đồng loạt tăng với mức điều chỉnh từ 500 đồng/kg đến 1.000 đồng/kg. Hiện tại, các tỉnh trọng điểm đang thu mua hồ tiêu với khoảng giá 68.000 - 71.000 đồng/kg.
Chi tiết như sau, hai tỉnh Đồng Nai và Gia Lai lần lượt tăng 500 đồng/kg và 1.000 đồng/kg, hiện đang đang áp dụng mức giá là 68.000 đồng/kg và 68.500 đồng/kg.
Tại Đắk Lắk và Đắk Nông, hồ tiêu được thu mua với cùng mức giá là 69.500 đồng/kg, ứng với mức tăng 1.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cùng tăng 1.000 đồng/kg, tương đương với mức 70.500 đồng/kg và 71.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)
|
Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg)
|
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg)
|
Đắk Lắk
|
69.500
|
+1.000
|
Gia Lai
|
68.500
|
+1.000
|
Đắk Nông
|
69.500
|
+1.000
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
71.000
|
+500
|
Bình Phước
|
70.500
|
+500
|
Đồng Nai
|
68.000
|
+500
|
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 17/11 (theo giờ địa phương), giá tiêu đen Lampung (Indonesia) tăng 0,58% so với ngày 16/11.
Song song đó, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 và tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA vẫn duy trì ổn định.
Tên loại
|
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)
|
Ngày 16/11
|
Ngày 17/11
|
% thay đổi
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia)
|
4.104
|
4.128
|
0,58
|
Tiêu đen Brazil ASTA 570
|
3.000
|
3.000
|
0
|
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA
|
4.900
|
4.900
|
0
|
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok tăng 0,58% so với phiên hôm trước, trong khi giá tiêu trắng Malaysia ASTA không có điều chỉnh mới.
Tên loại
|
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)
|
Ngày 16/11
|
Ngày 17/11
|
% thay đổi
|
Tiêu trắng Muntok
|
6.218
|
6.254
|
0,58
|
Tiêu trắng Malaysia ASTA
|
7.300
|
7.300
|
0
|
Theo ghi nhận, nhiều năm qua, cây hồ tiêu rơi vào tình trạng bão giá, bão bệnh khiến hàng trăm nông hộ lâm cảnh khốn khó, thậm chí phá sản.
Tuy nhiên, thay vì rơi vào vòng luẩn quẩn "chặt trồng, trồng chặt" thì ngày càng có nhiều nông dân ở tỉnh Bình Phước lựa chọn giải pháp trồng tiêu theo hướng hữu cơ, nhờ thay đổi tư duy để phát triển bền vững. Với cách làm này, hiện nhiều hộ vẫn sống khỏe, bất chấp thời tiết thất thường, sâu bệnh phá hoại, giá cả bấp bênh.
Ông Hoàng Văn Đình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng cho biết, vào thời điểm giá cao bà con bón phân hóa học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy trình, liều lượng dẫn đến cây tiêu chết nhiều.
Do đó, để ổn định sản xuất, Hội nông dân xã đã vận động bà con nhóm họp thành lập hợp tác xã (HTX) tiêu sạch liên kết với Công ty TNHH Chế biến gia vị Nedspice - Việt Nam để họ hướng dẫn về các quy trình bón phân, chăm sóc, xử lý sâu bệnh trên cây.
Đồng thời, nông dân tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, các chất cấm mà chỉ bón phân chuồng, xịt thuốc sinh học để tạo cho vườn tiêu sạch, đẹp, xanh tốt, năng suất, chất lượng cao.
HTX tiêu sạch xã Thống Nhất thành lập năm 2021 với 20 thành viên, HTX đã liên kết với Công ty TNHH Chế biến gia vị Nedspice - Việt Nam bao tiêu 100% sản phẩm đầu ra với cam kết cao hơn giá thị trường.
Tuy nhiên, HTX phải tuân thủ quy trình chăm sóc, bón phân theo hướng hữu cơ và "nói không với phân hóa học, thuốc diệt cỏ".
Tại xã nông thôn mới Hưng Phước, huyện Bù Đốp, sản phẩm nông nghiệp được ghi nhận, đánh giá rất cao là tiêu hữu cơ của hộ ông Võ Ngọc Quế. Với diện tích 5ha, những năm qua, gia đình ông luôn thực hiện nghiêm quy trình sản xuất "3 không": Không thuốc hóa học, không thuốc bảo vệ thực vật và không sử dụng các chất cấm.
Ông Quế cho biết, để có sản phẩm tiêu hữu cơ sạch, chất lượng, phải tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp trồng, chăm sóc theo đúng, đủ các quy định đã được tập huấn. Vườn tiêu của gia đình ông luôn xanh mướt, trĩu trái bậc nhất trong vùng.
So với các phương thức sản xuất khác, trồng theo hướng hữu cơ, tỷ lệ cây tiêu sống đạt trên 95%, giá trị sản phẩm luôn cao hơn 20-30% so với hạt tiêu thường và không phải lo đầu ra sản phẩm, theo Báo Công An Nhân Dân.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 11/2023 đạt mức 280 yen/kg, giảm 1,79% (tương đương 5 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2024 được điều chỉnh xuống mức 14.345 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,14% (tương đương 20 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu, trong 7 tháng đầu năm 2023, EU nhập khẩu 3,06 triệu tấn cao su (HS 4001, 4002, 4003, 4005) từ các thị trường trên thế giới, với trị giá 7,34 tỷ EUR (tương đương 7,84 tỷ USD), giảm 16,2% về lượng và giảm 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, nhập khẩu cao su từ các thị trường nội khối đạt 1,77 triệu tấn, trị giá 4,55 tỷ EUR (tương đương 4,86 tỷ USD), giảm 11,9% về lượng và giảm 5,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Nhập khẩu từ các thị trường ngoại khối đạt 1,28 triệu tấn, trị giá 2,79 tỷ EUR (tương đương 2,98 tỷ USD), giảm 21,4% về lượng và giảm 25,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Hiện EU chủ yếu nhập khẩu cao su từ các thị trường nội khối. Nhu cầu nhập khẩu cao su của EU trong các tháng cuối năm 2023 dự báo vẫn cao.
Trong các nguồn cung ngoài khối thì Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Mỹ, Hàn Quốc, Nga là các thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho EU.
Trong số các nước ASEAN, Thái Lan hiện đang có thị phần lớn nhất về cao su tại EU, tiếp theo là Indonesia và Malaysia.
Việt Nam vẫn chỉ đứng thứ 4 trong số các nước ASEAN về thị phần cao su tại EU và thị phần vẫn ở mức thấp