Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Trung Quốc ngày càng chi mạnh tay mua ‘vàng xanh’ của Việt Nam dù xuất khẩu đứng đầu thế giới: Thu về hàng trăm triệu USD trong năm 2023, chỉ có tại 1/6 thế giới
19 | 02 | 2024
Việt Nam có sản lượng gần 200.000 tấn mỗi năm và đang được bán với giá đắt đỏ.

Nguồn: markettimes.vn

Trung Quốc ngày càng chi mạnh tay mua ‘vàng xanh’ của Việt Nam dù xuất khẩu đứng đầu thế giới: Thu về hàng trăm triệu USD trong năm 2023, chỉ có tại 1/6 thế giới- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 12 đạt 13.723 tấn với trị giá hơn 23 triệu USD, tăng 11,3% về lượng và tăng 5,1% về trị giá so với tháng trước đó. Lũy kế cả năm 2023, nước ta đã xuất khẩu 119.794 tấn chè và thu về hơn 208 triệu USD, giảm 18% về lượng và giảm 12% về trị giá so với năm 2022.

Giá chè xuất khẩu bình quân đạt 1.738 USD/tấn, tăng 7% so với năm 2022.

Về chủng loại sản phẩm chè xuất khẩu năm 2023, dẫn đầu về lượng và trị giá là chủng loại chè xanh với 57.500 tấn, trị giá 113,5 triệu USD. Tiếp đến là chủng loại chè đen, chè ướp hoa và chè ô long.

Xét về thị trường, Pakistan, Đài Loan (TQ) và Nga là 3 thị trường lớn nhất của chè Việt Nam với tỷ trọng lần lượt là 39%; 11% và 5%. Tuy nhiên một thị trường đang chứng kiến mức tăng nhập khẩu chè ‘phi mã’ trong 2 tháng cuối năm là thị trường Trung Quốc.

Cụ thể trong tháng 12, xuất khẩu chè sang Trung Quốc đạt 1.520 tấn và thu về hơn 2,1 triệu USD, tăng mạnh 32% so với sản lượng của tháng 11 và tăng gấp 7 lần so với tháng 10.

 
Trung Quốc ngày càng chi mạnh tay mua ‘vàng xanh’ của Việt Nam dù xuất khẩu đứng đầu thế giới: Thu về hàng trăm triệu USD trong năm 2023, chỉ có tại 1/6 thế giới- Ảnh 2.
Tính chung cả năm 2023, nước ta xuất sang Trung Quốc 5.940 tấn chè và thu về hơn 11,5 triệu USD, giảm 43% về lượng và giảm 35% về trị giá so với năm 2022.

Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.944 USD/tấn, tăng 12% so với năm trước.

Đáng nói, Trung Quốc là quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới. Trong niên vụ 2021 – 2022, Trung Quốc đã sản xuất 2,4 triệu tấn chè. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng cho biết quốc gia này sở hữu hơn 2 triệu héc ta đất trồng chè, phân bố tại các tỉnh Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Vân Nam và Hồ Bắc và là một trong những ngành hàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của quốc gia tỷ dân này. Các thị trường xuất khẩu chè của Trung Quốc bao gồm châu Âu, châu Mỹ và châu Á.

Ngày nay trên thế giới có khoảng 40 nước trồng chè, tương đương khoảng 15% khu vực trên thế giới. Cây chè được trồng chủ yếu ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, bởi vậy cây chè tập trung nhiều nhất ở châu Á với 8 quốc gia nằm trong top các nước sản xuất chè trên thế giới, trong đó Việt Nam.

Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam, tính đến năm 2020, nước ta có 34 tỉnh, thành phố trồng chè với tổng diện tích 123.000 ha, năng suất bình quân đạt gần 95 tạ/ha, sản lượng đạt 1,02 triệu tấn chè búp tươi. Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Sản phẩm chè của Việt Nam hiện đã được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện nay đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc về sản lượng và xuất khẩu chè xanh.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), mục tiêu đến năm 2030, diện tích trồng chè của Việt Nam đạt từ 135 đến 140 nghìn ha, phấn đấu đến năm 2025 diện tích chè được chứng nhận an toàn lên 55% và đến năm 2030 khoảng 75%.



Báo cáo phân tích thị trường