Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tái đàn heo theo hướng tập trung và an toàn sinh học
23 | 05 | 2024
Huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đang tập trung phát triển ngành nuôi heo tập trung quy mô trang trại lớn, hướng an toàn sinh học gắn với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra

Nguồn: Cucchannuoi

Anh-tin-bai

Huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đang tập trung phát triển ngành nuôi heo tập trung quy mô trang trại lớn, hướng an toàn sinh học gắn với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Người nuôi có lời, người ăn có lợi

Huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đang đẩy mạnh việc tái đàn heo theo hướng tập trung, nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, đáp ứng các điều kiện về an toàn sinh học, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ đến người chăn nuôi và hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững gắn với tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương.

Thời gian qua người nuôi trong huyện đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tái đàn heo sau dịch bệnh, không chỉ trong việc tăng cường nguồn lợi nhuận mà còn trong việc giữ vững an toàn dịch bệnh.

Ông Nguyễn Văn Thuấn, ở thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, có gần 15 năm trong nghề nuôi heo nông hộ gia đình, nhờ năm nay giá heo ở mức ổn định nên gia đình ông đầu tư nuôi 50 con heo lớn nhỏ cho biết, từ đầu năm đến nay giá heo ở mức chấp nhận được, tuy giá không cao nhưng nằm ở mức từ 47.000-50.000 đồng/kg heo hơi, mức giá này người nuôi có lãi từ 400.000 – 450.000 đồng/con.

“Để người chăn nuôi trên địa bàn yên tâm tái đàn, ngành chức năng huyện Châu Thành còn triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là đối với đàn heo.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch tái đàn heo, phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn huyện. Việc tái đàn heo không chỉ giúp cho người chăn nuôi heo cải thiện chất lượng và số lượng heo mà còn giảm thiểu rủi ro từ các dịch bệnh.

Điều này mang lại lợi ích lớn không chỉ cho gia đình chúng tôi mà còn cho cả cộng đồng”, ông Nguyễn Văn Thuấn chia sẻ.

Anh-tin-bai

Châu Thành phấn đấu cuối năm 2024 đạt gần 40.000 con heo, giảm dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng dần số cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Lê Thị Hồng, ở xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết: Trước đây bà trồng lúa thường được mùa lại mất giá, được giá lại mất mùa phụ thuộc vào thương lái thu mua nên làm bao nhiêu năm kinh tế vẫn không phát triển.

Lúc đó bà và chồng chán nản với thu nhập bấp bênh vô tình biết đến mô hình nuôi heo rừng lai liên kết với doanh nghiệp thông qua báo đài.

Từ đó bà Hồng đã quyết định đến Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp tham quan và tìm hiểu kỹ thuật nuôi, sau đó tiến hành xây chuồng nuôi 50 con heo rừng theo hướng an toàn sinh học.

Chỉ trong 2 năm nuôi heo rừng lai bà Hồng có nguồn thu gần 200 triệu đồng/năm, đã giúp cuộc sống ổn định định hơn so với canh tác lúa trước đó.

Nhiều năm qua tại huyện Châu Thành nhờ chuỗi liên kết nuôi heo rừng lai với doanh nghiệp luôn có đầu ra ổn định với phương chăm “người nuôi có lời, người ăn có lợi”.

Anh Đoàn Phan Dinh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp cho biết: Nuôi heo rừng lai không phải là mô hình mới và cũng chẳng xa lạ gì với bà con ở ĐBSCL nhưng nuôi heo rừng theo hướng chuỗi cung ứng là một hướng đi mới giúp cho bà con yên tâm trong quá trình chăn nuôi hơn. 

Khi có những chính sách hỗ trợ từ phía công ty, bà con tham gia mô hình nuôi heo rừng sẽ được hỗ trợ những chính sách đảm bảo về mặt rủi ro, không còn lo ngại về đầu ra, không phải đau đầu vì tình trạng sức khỏe của heo vì đã có đội ngũ kỹ thuật và chính sách của công ty hỗ trợ.

Ngoài ra việc nuôi heo rừng rất đơn giản nhưng hiệu quả mang lại thì vô cùng cao khi mà khả năng sinh sản của heo rừng rất tốt.

Còn về bản chất chủng loài thì heo lại dễ ăn các thức ăn mà ta có thể dễ dàng tìm kiếm và tận dụng ví dụ như: Rau muống, rau lan, lục bình, chuối cây hoặc các loại rau củ, quả hàng dạt mua ở chợ với giá rẻ kèm với đó là trộn thêm một chút tấm, cám, vậy là đã có thể nuôi lớn được heo rừng.

Anh-tin-bai

Mô hình nuôi heo rừng lai liên kết với doanh nghiệp là hướng chuỗi cung ứng giúp cho bà con yên tâm trong quá trình chăn nuôi và tăng lợi nhuận so với nuôi truyền thống. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chính vì việc có thể dễ dàng tận dụng nhiều nguồn thức ăn phụ phẩm và rẻ tiền nên mô hình nuôi heo rừng theo tính bản địa mang lại cho hộ nuôi nguồn kinh tế cao và ổn định khi không phải tốn quá nhiều chi phí cho việc mua thức ăn công nghiệp so với nuôi heo trắng thương phẩm.

Ngoài ra, khi tận dụng rau củ quả để nuôi heo rừng sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thuần tự nhiên không chứa nhiều chất độc hại.

Nuôi heo hướng an toàn gắn với doanh nghiệp

Ông Phan Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết: Huyện Châu Thành là địa phương sản xuất nông nghiệp là chính, bên cạnh đó huyện còn thu hút nhiều nhà máy chế biến lúa gạo và sản xuất thức ăn chăn nuôi đặt trên địa bàn.

Vì vậy việc phát triển chăn nuôi khá thuận lợi, trong đó huyện đang tập trung phát triển ngành nuôi heo quy mô trang trại lớn, hướng an toàn gắn với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra.

Trong đó, địa phương phấn đấu cuối năm 2024 đạt gần 40.000 con heo, giảm dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng dần số cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn (tối thiểu từ 50 con đối với heo sinh sản, 100 con đối với heo thịt).

Đặc biệt các hộ nuôi heo nông hộ hay trang trại đều được các bộ ngành thú y hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn, hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi heo kiến thức về các biện pháp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Huyện còn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ chăn nuôi quy mô lớn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định, được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo các cơ chế, chính sách hiện hành.

Theo đó, ngành chức năng thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra, thẩm định, đánh giá hộ chăn nuôi đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường thì tiến hành hỗ trợ kinh phí theo các chế độ, chính sách.

Anh-tin-bai

Việc tái đàn heo không chỉ là cách tối ưu hóa năng suất mà còn là biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành chăn nuôi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Dũng, việc tái đàn heo không chỉ là cách tối ưu hóa năng suất mà còn là biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành chăn nuôi. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ và khuyến khích tái đàn heo là một trong những biện pháp quan trọng để phát triển bền vững ngành chăn nuôi heo ở địa phương.

Ông Võ Đình Trọng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành cho biết: Hiện nay bệnh dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã hết, tuy nhiên hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị.

Virus có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và có sức đề kháng rất cao, đường lây truyền đa dạng, khó kiểm soát, dịch bệnh có thể tái phát và lây lan mạnh.

Do đó, tái đàn heo không chỉ là biện pháp kinh tế mà còn là một phương tiện đảm bảo an toàn dịch bệnh và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành chăn nuôi heo tại huyện Châu Thành.

Bên cạnh đó, huyện khuyến khích đầu tư sản xuất con giống, giới thiệu các cơ sở sản xuất con giống có chất lượng, an toàn dịch bệnh, có giấy chứng nhận kiểm dịch cho các cơ sở chăn nuôi, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi chọn mua con giống rõ nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất giống có uy tín, có chất lượng.

Địa phương kêu gọi, hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp nghiên cứu thực hiện đầu tư trong lĩnh vực sản xuất chăn nuôi heo bằng cách liên kết, hợp tác đầu tư dưới hình thức cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vacxin phòng, chống dịch bệnh, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi.

Công tác tuyên truyền, vận động trang trại, cơ sở, hộ chăn nuôi tự giác, tích cực tham gia tiêm phòng cho đàn heo, áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo hướng GAP, đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu như: ASC, GlobalGAP và BAP...

UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành kế hoạch tái đàn heo gắn với tái cơ cấu chăn nuôi đến 2025, giảm dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng dần số cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn (tối thiểu từ 50 con đối với heo sinh sản, 100 con đối với heo thịt).

Đến năm 2025, có ít nhất 30% số hộ chăn nuôi lớn (tối thiểu từ 50 con đối với heo sinh sản, 100 con đối với heo thịt) đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Từng bước phục hồi tỷ trọng của ngành chăn nuôi (phấn đấu giá trị sản xuất hằng năm khoảng 2.352 tỷ đồng.

 

Anh-tin-bai

Huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đang tập trung phát triển ngành nuôi heo tập trung quy mô trang trại lớn, hướng an toàn sinh học gắn với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Người nuôi có lời, người ăn có lợi

Huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đang đẩy mạnh việc tái đàn heo theo hướng tập trung, nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, đáp ứng các điều kiện về an toàn sinh học, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ đến người chăn nuôi và hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững gắn với tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương.

Thời gian qua người nuôi trong huyện đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tái đàn heo sau dịch bệnh, không chỉ trong việc tăng cường nguồn lợi nhuận mà còn trong việc giữ vững an toàn dịch bệnh.

Ông Nguyễn Văn Thuấn, ở thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, có gần 15 năm trong nghề nuôi heo nông hộ gia đình, nhờ năm nay giá heo ở mức ổn định nên gia đình ông đầu tư nuôi 50 con heo lớn nhỏ cho biết, từ đầu năm đến nay giá heo ở mức chấp nhận được, tuy giá không cao nhưng nằm ở mức từ 47.000-50.000 đồng/kg heo hơi, mức giá này người nuôi có lãi từ 400.000 – 450.000 đồng/con.

“Để người chăn nuôi trên địa bàn yên tâm tái đàn, ngành chức năng huyện Châu Thành còn triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là đối với đàn heo.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch tái đàn heo, phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn huyện. Việc tái đàn heo không chỉ giúp cho người chăn nuôi heo cải thiện chất lượng và số lượng heo mà còn giảm thiểu rủi ro từ các dịch bệnh.

Điều này mang lại lợi ích lớn không chỉ cho gia đình chúng tôi mà còn cho cả cộng đồng”, ông Nguyễn Văn Thuấn chia sẻ.

Anh-tin-bai

Châu Thành phấn đấu cuối năm 2024 đạt gần 40.000 con heo, giảm dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng dần số cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Lê Thị Hồng, ở xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết: Trước đây bà trồng lúa thường được mùa lại mất giá, được giá lại mất mùa phụ thuộc vào thương lái thu mua nên làm bao nhiêu năm kinh tế vẫn không phát triển.

Lúc đó bà và chồng chán nản với thu nhập bấp bênh vô tình biết đến mô hình nuôi heo rừng lai liên kết với doanh nghiệp thông qua báo đài.

Từ đó bà Hồng đã quyết định đến Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp tham quan và tìm hiểu kỹ thuật nuôi, sau đó tiến hành xây chuồng nuôi 50 con heo rừng theo hướng an toàn sinh học.

Chỉ trong 2 năm nuôi heo rừng lai bà Hồng có nguồn thu gần 200 triệu đồng/năm, đã giúp cuộc sống ổn định định hơn so với canh tác lúa trước đó.

Nhiều năm qua tại huyện Châu Thành nhờ chuỗi liên kết nuôi heo rừng lai với doanh nghiệp luôn có đầu ra ổn định với phương chăm “người nuôi có lời, người ăn có lợi”.

Anh Đoàn Phan Dinh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp cho biết: Nuôi heo rừng lai không phải là mô hình mới và cũng chẳng xa lạ gì với bà con ở ĐBSCL nhưng nuôi heo rừng theo hướng chuỗi cung ứng là một hướng đi mới giúp cho bà con yên tâm trong quá trình chăn nuôi hơn. 

Khi có những chính sách hỗ trợ từ phía công ty, bà con tham gia mô hình nuôi heo rừng sẽ được hỗ trợ những chính sách đảm bảo về mặt rủi ro, không còn lo ngại về đầu ra, không phải đau đầu vì tình trạng sức khỏe của heo vì đã có đội ngũ kỹ thuật và chính sách của công ty hỗ trợ.

Ngoài ra việc nuôi heo rừng rất đơn giản nhưng hiệu quả mang lại thì vô cùng cao khi mà khả năng sinh sản của heo rừng rất tốt.

Còn về bản chất chủng loài thì heo lại dễ ăn các thức ăn mà ta có thể dễ dàng tìm kiếm và tận dụng ví dụ như: Rau muống, rau lan, lục bình, chuối cây hoặc các loại rau củ, quả hàng dạt mua ở chợ với giá rẻ kèm với đó là trộn thêm một chút tấm, cám, vậy là đã có thể nuôi lớn được heo rừng.

Anh-tin-bai

Mô hình nuôi heo rừng lai liên kết với doanh nghiệp là hướng chuỗi cung ứng giúp cho bà con yên tâm trong quá trình chăn nuôi và tăng lợi nhuận so với nuôi truyền thống. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chính vì việc có thể dễ dàng tận dụng nhiều nguồn thức ăn phụ phẩm và rẻ tiền nên mô hình nuôi heo rừng theo tính bản địa mang lại cho hộ nuôi nguồn kinh tế cao và ổn định khi không phải tốn quá nhiều chi phí cho việc mua thức ăn công nghiệp so với nuôi heo trắng thương phẩm.

Ngoài ra, khi tận dụng rau củ quả để nuôi heo rừng sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thuần tự nhiên không chứa nhiều chất độc hại.

Nuôi heo hướng an toàn gắn với doanh nghiệp

Ông Phan Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết: Huyện Châu Thành là địa phương sản xuất nông nghiệp là chính, bên cạnh đó huyện còn thu hút nhiều nhà máy chế biến lúa gạo và sản xuất thức ăn chăn nuôi đặt trên địa bàn.

Vì vậy việc phát triển chăn nuôi khá thuận lợi, trong đó huyện đang tập trung phát triển ngành nuôi heo quy mô trang trại lớn, hướng an toàn gắn với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra.

Trong đó, địa phương phấn đấu cuối năm 2024 đạt gần 40.000 con heo, giảm dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng dần số cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn (tối thiểu từ 50 con đối với heo sinh sản, 100 con đối với heo thịt).

Đặc biệt các hộ nuôi heo nông hộ hay trang trại đều được các bộ ngành thú y hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn, hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi heo kiến thức về các biện pháp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Huyện còn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ chăn nuôi quy mô lớn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định, được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo các cơ chế, chính sách hiện hành.

Theo đó, ngành chức năng thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra, thẩm định, đánh giá hộ chăn nuôi đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường thì tiến hành hỗ trợ kinh phí theo các chế độ, chính sách.

Anh-tin-bai

Việc tái đàn heo không chỉ là cách tối ưu hóa năng suất mà còn là biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành chăn nuôi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Dũng, việc tái đàn heo không chỉ là cách tối ưu hóa năng suất mà còn là biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành chăn nuôi. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ và khuyến khích tái đàn heo là một trong những biện pháp quan trọng để phát triển bền vững ngành chăn nuôi heo ở địa phương.

Ông Võ Đình Trọng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành cho biết: Hiện nay bệnh dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã hết, tuy nhiên hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị.

Virus có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và có sức đề kháng rất cao, đường lây truyền đa dạng, khó kiểm soát, dịch bệnh có thể tái phát và lây lan mạnh.

Do đó, tái đàn heo không chỉ là biện pháp kinh tế mà còn là một phương tiện đảm bảo an toàn dịch bệnh và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành chăn nuôi heo tại huyện Châu Thành.

Bên cạnh đó, huyện khuyến khích đầu tư sản xuất con giống, giới thiệu các cơ sở sản xuất con giống có chất lượng, an toàn dịch bệnh, có giấy chứng nhận kiểm dịch cho các cơ sở chăn nuôi, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi chọn mua con giống rõ nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất giống có uy tín, có chất lượng.

Địa phương kêu gọi, hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp nghiên cứu thực hiện đầu tư trong lĩnh vực sản xuất chăn nuôi heo bằng cách liên kết, hợp tác đầu tư dưới hình thức cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vacxin phòng, chống dịch bệnh, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi.

Công tác tuyên truyền, vận động trang trại, cơ sở, hộ chăn nuôi tự giác, tích cực tham gia tiêm phòng cho đàn heo, áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo hướng GAP, đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu như: ASC, GlobalGAP và BAP...

UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành kế hoạch tái đàn heo gắn với tái cơ cấu chăn nuôi đến 2025, giảm dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng dần số cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn (tối thiểu từ 50 con đối với heo sinh sản, 100 con đối với heo thịt).

Đến năm 2025, có ít nhất 30% số hộ chăn nuôi lớn (tối thiểu từ 50 con đối với heo sinh sản, 100 con đối với heo thịt) đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Từng bước phục hồi tỷ trọng của ngành chăn nuôi (phấn đấu giá trị sản xuất hằng năm khoảng 2.352 tỷ đồng.



cucchannuoi
Báo cáo phân tích thị trường