Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhập trung bình nghìn tấn mỗi tháng - Pakistan, Trung Quốc đang là khách VIP cho mặt hàng được coi là 'vàng trên cây' này của Việt Nam
12 | 07 | 2024
Là trùm thế giới nhưng Trung Quốc vẫn mua mặt hàng này từ Việt Nam.

Nguồn: markettimes.vn

Vàng trên cây' của Việt Nam được Trung Quốc lùng mua với giá rẻ bất ngờ:  xuất khẩu tăng gần 300%, có mặt tại 1/3 quốc gia trên thế giới

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 6, Việt Nam đã xuất khẩu gần 14 nghìn tấn chè, trị giá 26,9 triệu USD, tăng 47,2% về lượng và tăng 74,4% về trị giá so với tháng trước; tăng 44% về lượng và tăng 57% về trị giá so với tháng 6/2023.

Tính chung 2 quý đầu năm 2024, xuất khẩu chè đạt 62 nghìn tấn, trị giá 106 triệu USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 30% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá chè xuất khẩu bình quân đạt 1.710 USD/tấn, tăng 1,21% so với cùng kỳ năm 2023.

Vàng trên cây' của Việt Nam được Trung Quốc lùng mua với giá rẻ bất ngờ:  xuất khẩu tăng gần 300%, có mặt tại 1/3 quốc gia trên thế giới

6 tháng đầu năm 2024, Pakistan vẫn là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam nhưng lại nằm trong xu hướng giảm, đạt 16 nghìn tấn, trị giá 33,6 triệu USD, giảm 13,2% về lượng và giảm 3,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Dù là một trong những thị trường tiêu thụ chè lớn, nhưng do nhiều rào cản, đặc biệt là thiếu thông tin thị trường, nên doanh nghiệp chè Việt Nam khó tiếp cận và khó có những đơn hàng lớn với các doanh nghiệp Pakistan. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu ngoại tệ của Pakistan khiến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nước này không thể mua được ngoại tệ để thanh toán cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 là Đài Loan, đạt 6.762 tấn, tương đương 11,3 triệu USD, giá 1.683 USD/tấn, tăng 11% về lượng, tăng 15% về trị giá và tăng 3,8% về giá so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, Trung Quốc là thị trường có mức tăng trưởng mạnh nhất, nhập khẩu đạt 6.304 tấn, tương đương 9,3 triệu USD, tăng 198% về lượng và tăng 83% về trị giá. Giá xuất khẩu chè bình quân sang thị trường này chỉ đạt 1.476 USD/tấn, giảm sâu 38,6% so với cùng kỳ. Điều này đưa Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam.

Riêng tháng 6, nước tỷ dân đã nhập khẩu 1.609 tấn chè từ Việt Nam, mức cao nhất kể từ đầu năm, tương đương 2,5 triệu USD, tăng mạnh 285% về lượng, tăng 173% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Vàng trên cây' của Việt Nam được Trung Quốc lùng mua với giá rẻ bất ngờ:  xuất khẩu tăng gần 300%, có mặt tại 1/3 quốc gia trên thế giới

Mức tăng cao vượt bậc chủ yếu do mức nền thấp hồi đầu năm 2023 và do xuất khẩu chè đã tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm 2023, tạo đà cho năm 2024. Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Sản phẩm chè của Việt Nam hiện đã được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 2023, xuất khẩu chè Việt Nam đạt 121.000 tấn, trị giá 211 triệu USD, lần lượt giảm 17% và 11% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là năm có sản lượng xuất khẩu thấp nhất trong 7 năm.

Báo cáo của Hiệp hội Chè Việt Nam chỉ rõ, lượng chè tiêu thụ trong nước chỉ bằng 1/3 so với khối lượng chè xuất khẩu, tuy nhiên giá trị tiêu thụ trong nước cao hơn (khoảng 352 triệu USD), do tiêu thụ trong nước chủ yếu là các loại chè đặc sản đóng gói. Điều này cho thấy, không chỉ thị trường quốc tế mà ngay ở nội địa nhu cầu dùng trà cao cấp cũng rất cao.

Các sản phẩm từ cây chè của Việt Nam cũng ngày càng đa dạng, bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Việt Nam hiện có hơn 170 giống chè, hương vị đặc biệt, được thế giới ưa chuộng như: Chè sao lăn, chè xanh, chè ô long, chè Hương, chè thảo dược...

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có 120 nghìn ha diện tích trồng chè. Cả nước có 257 doanh nghiệp chế biến chè quy mô công nghiệp, tổng công suất theo thiết kế 5,2 nghìn tấn búp tươi/ngày, sử dụng 220 nghìn lao động sản xuất ra gần 200 nghìn tấn sản phẩm mỗi năm.



Báo cáo phân tích thị trường