Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thịt bò Mỹ tìm đường đến Hàn Quốc
07 | 10 | 2007
Chính phủ Hàn Quốc đang buộc các nhà xuất khẩu thịt bò của Mỹ phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm nghặt về thịt bò nhập khẩu. Điều này đã cản trở những lô hàng đầu tiên từ Mỹ sang Hàn Quốc kể từ khi Seoul dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò từ Mỹ vào ngày 8 tháng 9 vừa qua.

Theo ông Kim Chang-seob, giám đốc Vụ Sức khoẻ Động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc, mục đích của quy định trên là giải quyết các vấn đề về an toàn sức khoẻ, do không  được phép nhập khẩu thịt bò có xương nên các công ty sản xuất thịt đóng hộp của Mỹ cần có thêm thời gian chuẩn bị để đảm bảo rằng không có dấu tích của xương trong thịt nhập khẩu. Ông nói: “Chúng tôi không thể nói chính xác thời điểm cho phép nhập khẩu thịt vào Hàn Quốc”.

Các quan chức cho rằng sẽ phải mất ít nhất 25 ngày Bộ Nông nghiệp mới công bố việc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với lô hàng thịt bò nhập khẩu đầu tiên, sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng về thời gian đóng gói và vận chuyển cần thiết.

Hàn Quốc, từng là nước nhập khẩu thịt bò lớn nhất của Mỹ, đã ra lệnh cấm nhập khẩu vào tháng 12 năm 2003 sau khi bang Washington công nhận xuất hiện dịch bò điên ở bang này. Kể từ đó, Seoul đã trì hoãn việc nhập khẩu thịt bò từ Mỹ cho đến khi tất cả những nhà máy chế biến của Mỹ bị ảnh hưởng bởi dịch bò điên, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của Hàn Quốc.  

Theo hiệp định về các điều kiện nhập khẩu thịt bò Mỹ được ký kết vào tháng 1 vừa qua với Washington, Seoul sẽ chỉ chấp nhận thịt từ gia súc dưới 30 tháng tuổi, do vào độ tuổi này, khả năng nhiễm bệnh bò điên thấp. Hàn Quốc cũng cấm những nguyên liệu tiềm ấn những rủi ro lớn như óc, hộp sọ, ruột, xương sống, gân và tuỷ.

Ông Choi Heun-gu, giám đốc phòng nhập khẩu thịt của Shinsegae Co.'s E-Mart, cho biết: “Chúng tôi chẳng hiểu điều gì đang diễn ra, tất cả những gì chúng tôi có thể làm là chờ đợi thông tin mới nhất về thịt bò Mỹ thông qua chính phủ hoặc báo chí". 

Trong khi chính phủ cho rằng thật khó có thể công bố chính xác ngày được phép nhập khẩu những lô hàng đầu tiên, các nhà bán lẻ lại thấy rằng họ chẳng có lý do gì phải mất bình tĩnh.  

Theo Ha Soo-yeon, phát ngôn viên của Lotte, “Do giám đốc không biết khi nào có thể bán thịt ở trong nước, nên chẳng phải đưa ra một kết hoạch marketing nào”. Khách hàng mua thịt nhập khẩu cho rằng khó có thể nhìn thấy thịt bò Mỹ trên giá hàng trong năm nay.

Mặc dù việc xoa dịu sự lo lắng của dân chúng về bệnh bò điên là một thách thức, song những nhà bán lẻ lại mong đợi sự xuất hiệt của thịt bò Mỹ với hy vọng giá thịt bò trong nước sẽ giảm. Thịt bò nuôi trong nước với nhãn “hanwoo” được ưu ái hơn do đảm bảo về chất lượng và an toàn, bên cạnh đó là thịt bò nhập từ Úc và New Zealand.

Phát ngôn viên của Shinsegae, Chang Hye-jin nói:  “Chúng tôi hy vọng giá sẽ giảm vì thịt bò Mỹ vẫn luôn chiếm vị trí số 1 trước khi có lệnh cấm, nó sẽ thay thế thịt nhập khẩu từ những nước khác, ví dụ như thịt bò Úc, và sẽ trở thành hàng thay thế cho thịt bò Hàn Quốc hiện đang bán với giá cắt cổ. Dù thịt bò từ Mỹ có liên quan đến bệnh bò điên, nhưng nó vẫn rất cạnh tranh về chất lượng và giá cả”. Chang nhấn mạnh rằng vấn đề chính là khối lượng nhập khẩu và phản ứng của khác hàng trước thịt bò Mỹ như thế nào.

Tak Yong-kyu, phát ngôn viên của Lotte, khẳng định rằng gian hàng giảm giá của Lotte rất muốn được bán thịt bò Mỹ song vào thời điểm này, vẫn còn quá sớm để vạch ra một kết hoạch marketing. Theo Tak, “đưa thịt bò Mỹ trở lại các gian hàng của chúng tôi là một vấn đề nhạy cảm, vì còn phải thăm dò thái độ của khách hàng. Chúng tôi sẽ phải chờ đợi để xem nên bán hàng một cách bình thường hay đưa ra một chương trình marketing rầm rộ”. 

Năm 2003, Hàn Quốc nhập khẩu 199,443 tấn thịt bò từ Mỹ, chiếm tới 67.9% kim ngạch nhập khẩu thịt bò của năm. Trước khi lệnh cấm được ban hành, sườn bò nhập khẩu chiếm 65%, ruột bò chiếm từ 10-15%.

Tháng 3 năm này, Washington lại xác nhận việc phát hiện ra trường hợp nhiễm bệnh bò điên lần thứ ba.

(Nguyễn Thu Trang biên dịch)



Báo cáo phân tích thị trường