Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Tôm "ướp muối " trên đất nhiễm mặn
18 | 08 | 2007
Sau gần 30 năm đổ mồ hôi thau chua, rửa mặn, mảnh đất đầy lau sậy, vắt muỗi của "vùng kinh tế mới" Nam Điền năm xưa, nay đã ngọt lành, hoa mầu tốt tươi, một năm 2 vụ lúa.
1.604 hộ dân tưởng đã an bài gặt hái thành quả lao động. Vậy mà từ đầu năm 2004 đến nay, đất Nam Điền bỗng xáo động. Từ chính quyền tới người dân dường như bị "hút" vào cái vòng luẩn quẩn với Dự án "Đầu tư chuyển đổi vùng lúa nhiễm mặn sang nuôi tôm". Xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được thành lập năm 1977 do sự bồi đắp phù sa của hai con sông Ninh Cơ và sông Đáy. Ba mặt xã đều giáp biển và được bao bọc bởi một con đê dài 7 km. Dự án "Đầu tư chuyển đổi vùng lúa nhiễm mặn sang nuôi tôm" đã được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt tại QĐ số 1781/QĐ, ngày 29/7/2002. Dự án có tổng vốn đầu tư là 11 tỷ 379 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 6 tỷ đồng cho hệ thống thủy lợi, giao thông đầu mối cấp 1, đường điện cao thế, trạm biến áp và một số XDCB khác. Phần còn lại, chủ đầm đề nghị được vay vốn ưu đãi lãi suất thấp và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện. Chủ đầu tư của dự án là UBND xã Nam Điền và thống nhất phương án nuôi tôm theo phương thức công nghiệp trên toàn bộ diện tích. Dự án chưa được sự đồng thuận của dân Theo quyết định trên, thời gian thực hiện dự án từ năm 2002 - 2004. Thế nhưng, do chưa có được sự thống nhất, đồng thuận giữa người dân và chính quyền, nên đến tận cuối năm 2005, đầu năm 2006, dự án mới được triển khai và đưa vào nuôi thả là 37 ha nằm ở ven chân đê bao quanh xã. Sở dĩ dự án triển khai chậm và mới chỉ làm được 37 ha trong tổng số diện tích cần chuyển đổi là 210 ha là vì người dân thấy hiệu quả mà dự án nêu ra quá xa vời so với thực tế: tôm chết hàng loạt. Được hỏi tôm chết do đâu, ông Phạm Văn Dương, Phó chủ tịch xã Nam Điền thủng thẳng đáp: "Vẫn chưa tìm ra nguyên nhân". Để tìm hiểu sâu vấn đề này, chúng tôi đã về xã Nam Điền tiếp xúc với chính quyền xã, đồng thời là chủ đầu tư dự án cùng hàng trăm hộ nông dân. Xóm 1, 2, 3, 4, 8, 9 và xóm 10 là những nơi có diện tích đất trồng lúa nhiều nhất sẽ bị đào lên làm ao nuôi tôm ngay sau khi vụ lúa hè thu năm nay (khoảng giữa tháng 11) thu hoạch xong. Các hộ nông dân ở đây đều cho rằng lúa nhiễm mặn mà xã Nam Điền nêu ra trong dự án đạt năng suất thấp (150-170 kg thóc/sào) là không đúng. Thực tế năng suất lúa của họ cao hơn rất nhiều. Anh Trần Văn Khiêm xóm 1 cho biết: "Những năm gần đây, lúa của gia đình luôn đạt từ 270 - 290 kg thóc/sào. Riêng vụ lúa chiêm vừa qua, có sào cho thu hoạch 300 kg thóc. Cứ đà này, vụ lúa mùa năm nay sẽ cho thu hoạch không kém". Ông Nguyễn Văn Yên xã viên xóm 10, quả quyết rằng "Hiện lúa Nam Điền đang cho năng suất rất cao, năm sau luôn cao hơn năm trước". Trong các biên bản lấy ý kiến dân về việc triển khai dự án đều ghi 100% nhất trí. Nhưng trên thực tế khi chúng tôi tìm hiểu tại các xóm thì sự thật lại trái ngược: 99% người dân đều phản đối. Chỉ có 1% nhất trí là những người không có ruộng nằm trong dự án và cán bộ xã. Không chỉ vậy, gần đây, người dân trong xã có ruộng bị đào làm ao nuôi tôm trong diện tích 37 ha đã chuyển đổi giai đoạn 1 cũng đang làm đơn yêu cầu xã lấp trả về vị trí ban đầu để họ có đất canh tác. "Làm ăn lớn" - bài học đắt giá Nhìn vào Dự án "Đầu tư chuyển đổi vùng lúa nhiễm mặn sang nuôi tôm thuộc xã Nam Điền huyện Nghĩa Hưng" trên giấy có thể thấy, rất nhiều hiệu quả mà dự án đem lại, nhưng không hề thấy bóng của khó khăn, hạn chế đâu cả. Điều này chứng tỏ khi lập và xét duyệt dự án người ta đã chỉ nghĩ đến thành công chứ không nghĩ đến rủi ro rất dễ nhận biết, trong đó nổi bật lên là: Thứ nhất: Việc nuôi thả tôm hiện nay của xã Nam Điền không thể so sánh được như những năm 1990 - 1999 mà các địa phương lân cận và những vùng đất công phía ngoài đê đã làm trước đây. Thời kỳ đó, mật độ đầm nuôi tôm còn thưa thớt, môi trường sinh thái, đặc biệt là nguồn nước của huyện Nghĩa Hưng chưa bị ô nhiễm. Diện tích mặt nước dành cho mỗi đầm là rất lớn. Nay nếu có cùng một diện tích mặt nước như vậy có làm lại cũng không thể thu được thành công như vào thời điểm đó. Nguyên nhân là do toàn bộ nguồn nước nuôi trồng thủy sản của huyện đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do việc nuôi thả thủy sản dày đặc gây ra. Thứ hai: Nuôi tôm theo phương thức công nghiệp đồng nghĩa với việc phải đầu tư cho cơ sở vật chất như máy tạo khí, đường điện, thức ăn công nghiệp để nuôi tôm và nếu cộng cả tiền mua tôm giống, đào ao... thì chi phí mỗi hộ sẽ lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Nguồn vốn này dân có thể được ngân hàng cho vay với lãi suất thấp, nhưng đầu tư rồi có chắc thu dần lại được vốn hay không, chưa cần nghĩ đến lãi? Hơn nữa, trong thời gian chuyển đổi và chờ tôm lớn (ít nhất phải mất 8 tháng) người dân biết làm gì và lấy gì mà ăn, bởi có bao nhiêu vốn liếng đều đã đổ hết vào ao nuôi tôm cả. Thứ ba: Từ diện tích 37ha ruộng làm ao nuôi tôm thí điểm thất bại liên tiếp 2 vụ liền đã đưa người dân đến chỗ nợ nần không biết lấy đâu ra vốn để nuôi tôm công nghiệp tiếp. Vậy ai dám khẳng định là khi chuyển toàn bộ diện tích lúa đang cấy 2 vụ kia sang nuôi tôm là không thất bại. 37 ha thí điểm đã thực sự không cho thu hoạch, nhưng rất may là các chủ ao nằm trong diện tích trên còn có một phần ruộng đang cho năng suất cao và người dân còn có cái để ăn. Nhưng sự may mắn này sẽ không còn nữa khi mà toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị đào hết thành ao nuôi tôm công nghiệp. Khi đó, chỉ cần thất thu một vụ đầu thôi chưa cần đến vụ thứ 2 như 37 ha vừa qua, nhân dân xã Nam Điền đã khốn cùng rồi. Thứ tư: Việc chính quyền xã Nam Điền tính đến phương án chuyển đổi theo cách "dần dần", để người dân vẫn còn có đất để sản xuất. Phương án này chẳng qua chỉ là nhất thời, giải quyết tư tưởng trước mắt cho người dân mà thôi. Bởi chẳng ai lạ gì khi đã đưa mặn về đồng rồi, thì dù có đào sông ngăn mặn thì sớm hay muộn mặn cũng sẽ thẩm thấu hết cả cánh đồng lúa. Do vậy việc đào ruộng làm ao của xã Nam Điền lần này có tính quyết định đến cả cánh đồng lúa hiện có của xã. Hơn nữa xét về điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của xã Nam Điền như đã nói ở trên. Xã do đất bồi mà thành. Vì thế chỉ cách mặt đất từ 40-50cm thì hoàn toàn là cát mặn và chua. Chỉ cần nhìn vào những lý do trên cũng đủ thấy: Dự án giống như một "canh bạc" mà ở đó gần 7.000 nhân khẩu sẽ là đối tượng hứng chịu tất cả. Sự thành bại của dự án giai đoạn 2 chưa ai dám khẳng định thành bại, nhưng có một điều người dân xã Nam Điền luôn chắc chắn, đó là: mảnh đất Nam Điền đang ngày thêm màu mỡ. Năng suất lúa và hoa màu sẽ còn tăng cao trong những năm sau. Sự trù phú đang hiện hữu rõ nét. Có chắc rằng dự án sau khi hoàn tất sẽ đem lại cuộc sống ấm no hơn cho người dân, trong khi có nhiều dự án khác thích hợp với mảnh đất và con người nơi đây và đang được người dân cổ vũ như dự án trồng nấm rơm, nấm mỡ cho hiệu quả kinh tế cao đang được huyện Nghĩa Hưng triển khai ra tất cả các xã. Vẫn còn đủ thời gian để tỉnh Nam Định, chủ đầu tư dự án xem xét lại trước khi đồng loạt triển khai dự án vào giữa tháng 11 năm nay. Hơn 11 tỷ đồng là lớn, nhưng 1.643 hộ với gần 7. 000 nhân khẩu sống chỉ dựa vào nông nghiệp, không nghề phụ mới là vấn đề quan trọng hơn cả.
Các Tin Khác
Bản tin E- News tuần từ ngày 02/05-07/05/06
10 | 10 | 2007
IMF và WB sẽ khảo sát về thuế ở Việt Nam
10 | 10 | 2007
ĐBSCL: Chưa ngăn chặn hữu hiệu việc gia cầm qua lại biên giới
10 | 10 | 2007
Tìm hướng phát triển bền vững cho vựa lúa ĐBSCL.
08 | 10 | 2007
Chè Việt Nam có nhiều cơ hội tại thị trường Nga
08 | 10 | 2007
Thịt bò Mỹ tìm đường đến Hàn Quốc
07 | 10 | 2007
Tháo gỡ vướng mắc cho DN vừa và nhỏ: Khó ở khâu thực thi
06 | 10 | 2007
Chợ đầu tiên nhận chứng chỉ ISO 9001: 2000.
06 | 10 | 2007
Thị trường gạo thế giới
04 | 10 | 2007
Giá điều chưa thể tăng lên trong năm nay
04 | 10 | 2007
Tin Liên Quan
Muối mất mùa, rớt giá
8/11/2009 12:00:00 AM
Lúa hè thu thiệt hại nặng do nắng hạn ở Kiên Giang
7/2/2009 12:00:00 AM
Vì sao người làm muối Nam Ðịnh không mặn mà với nghề
7/12/2011 12:00:00 AM
ĐBSCL: Tôm sú qua thời vàng son?
6/4/2008 12:00:00 AM
ST5 - “Hoa hậu” miền đất mặn
3/30/2009 12:00:00 AM
Diêm dân khốn đốn vì muối ngoại
7/27/2009 12:00:00 AM
Thoi thóp muối - tôm
4/6/2010 12:00:00 AM
ĐBSCL: Nước mặn lấn sâu vào nội đồng
10/7/2007 12:00:00 AM
Sông nhiễm mặn, dân nhìn lúa chết rũ
7/19/2010 12:00:00 AM
Nước mặn đến Mỹ Tho đe doạ hàng trăm bè cá
4/16/2009 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn