Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hà Tĩnh: triển khai xây dựng mô hình và huấn luyện nông dân sản xuất rau an toàn
30 | 10 | 2007
Hiện nay sản xuất rau an toàn đang là nhu cầu cấp bách của người sản xuất và tiêu dùng trên cả nước. Ở Hà Tĩnh đó bắt đầu hình thành những vùng sản xuất rau tập trung như: ở xã Thạch Liên, Thạch Lâm huyện Thạch Hà; xã Thiên Lộc huyện Can Lộc,; xã Bùi Xá huyện Đức Thọ. Tuy vậy nông dân ở những vùng rau này vẫn chưa nắm bắt được các điều kiện và quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn.
Vụ hè thu năm 2007 được sự hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật của Cục BVTV và văn phòng FAO - IPM, Chi cục BVTV Hà Tĩnh phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thạch Hà xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn trên cây dưa chuột, đồng thời tổ chức huấn luyện và chuyển giao điều kiện và quy trình sản xuất rau an toàn cho 30 hộ sản xuất rau ở xã Thạch Lâm. Trong thời gian 14 tuần, mỗi tuần 1 buổi các hộ nông dân được cán bộ kỹ thuật Chi cục BVTV hướng dẫn cụ thể trên mô hình trình diễn về các nội dung như: Đất trồng rau phải thuận lợi cho quá trình chăm sóc bảo vệ, sử dụng biện pháp canh tác luân canh, xen canh giữa các loài rau để giảm bớt dịch hại, chỉ dùng phân xanh hoặc phân chuồng đã hoai mục để bón cho rau tuyệt đối không dùng phân hữu cơ còn tươi, rau được tưới bằng các nguồn nước sạch không bị ô nhiểm. Đối với phòng trừ sâu bệnh áp dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp IPM trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, đạt hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho con người và môi trường. Cụ thể là phải chọn giống tốt sạch sâu bệnh… Chỉ dùng thuốc khi sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ, Xử lý thuốc trên cơ sở phân tích hệ sinh thái ruộng rau. Chỉ dùng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độ độc thấp, thuốc có thời gian phân huỷ nhanh, ít ảnh hưởng đến các loài thiên địch trên đông ruộng. Tuyệt đối không dùng các loại thuốc ngoài danh mục, thuốc cấm, thuốc quá hạn sử dụng, kkông được dấm ủ rau tươi bằng các hoá chất bảo vệ thực vật. Đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng theo hướng dẫn của từng loại thuốc. Ngoài việc nắm vững các điều kiện và kỹ thuật sản xất rau an toàn. ở mô hình trình diễn, trên diện tích 1 sào 500 m2 đã thu được 130 kg quả/sào, tổng thu nhập 3.750.000đ/sào trừ chi phí lãi ròng 2.500.000 đ/sào, quả dưa chuột hoàn toàn sạch.

Từ kết quả của mô hình sản xuất an toàn ở xã Thạch Lâm huyện Thạch Hà. Vụ đông xuân 2007 Cục BVTV và văn phòng FAO - IPM tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho Hà Tĩnh triển khai tiếp 3 lớp huấn luyên và xây dựng mô hình sản xuất an toàn ở các xã Thạch Hương huyện Thạch Hà; Thiên Lộc huyện Can Lộc; Thach Bình Thành phố Hà Tĩnh. Một lớp có 30 hộ tham xây dưng mô hình và huấn luyện kỹ thuật mỗi tuần một buổi trong thời gian 14 tuần. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nông dân trồng rau ở Hà Tĩnh tiếp cận được các phương pháp sản xuất rau an toàn, nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất và tiêu dùng.



Nguồn: khuyennongvn
Báo cáo phân tích thị trường