Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tăng hiệu quả sản xuất trái cây
03 | 01 | 2008
- Quá trình sản xuất, kinh doanh trái cây ở Việt Nam hiện còn dựa vào mở rộng diện tích hơn là công nghệ trước và sau thu hoạch. Cần có cách tiếp cận mới với bước đi thích hợp để sản xuất lúa gạo: diện tích giảm, vẫn tăng chất lượng, sản lượng và giá bán.
Diện tích trồng cây ăn quả (CAQ) ở cả nước hiện nay đã lên tới 755 nghìn ha, Nông dân đã lựa chọn đúng và có hiệu quả thiết thực: tăng diện tích trồng CAQ để phá thế độc canh vùng lúa, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chủng loại trái cây Việt Nam rất phong phú, có đủ loại đặc thù nhiệt đới ở phía nam, mỗi loại lại có khá nhiều giống ngon.

Ðến nay, chưa thấy giống CAQ nhập nào vượt trội hơn giống bản địa về chất lượng ngon lành. Tuy nhiên Việt Nam kém về lợi thế cạnh tranh hàng hóa, như độ an toàn thực phẩm, không đáp ứng kịp thời thị trường về số lượng, chất lượng cao và độ đồng đều, cũng như bao bì đóng gói, thời gian giao hàng theo hợp đồng, và giá bán lại cao do giá thành cao. Trái cây nhập khẩu ngày một lấn sân trái cây sản xuất trong nước, do giá thành của họ thấp nên giá bán thấp, mẫu mã lại đẹp hơn. Hiện tượng được mùa rớt giá thê thảm diễn ra liên tiếp, dẫn đến liên tục chặt cây này, trồng cây khác, rồi có nơi có khi trồng lại cây đã chặt.

Hiệu quả kinh tế của sản xuất rau quả hiện chưa cao và ổn định. Trên thế giới, giá trị buôn bán rau quả đạt gần 9 tỷ USD chiếm 15,5% các mặt hàng nông sản. Ở Việt Nam hiện mới đạt có 0,24% của thế giới. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm sút: năm 2001, đạt 344 triệu USD, những năm sau giảm sút, cho đến năm 2006 còn khoảng từ 152 đến 263 triệu USD, thị trường và thị phần bị thu hẹp dần.

Các nhà khoa học cùng địa phương hàng thập kỷ đến nay kiên trì đề xuất và chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên. Hiệu quả chỉ đạo hầu như chỉ thể hiện trong quá trình tăng diện tích sản xuất như trên, chưa tăng được lợi thế cạnh tranh về chất lượng, giá thành. Giải pháp phù hợp nhằm tăng thu, giảm rủi ro cho nông dân là cách để nông dân ham áp dụng giống và kỹ thuật mới hơn.

Theo TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Cây ăn quả miền Nam, thì trong sản xuất lưu thông trái thanh long, nông dân chỉ được hưởng có 3,75% trên giá trị sản phẩm; người đóng gói hưởng 5,71%, nhà xuất khẩu 8%, còn đến khoảng 80% là người vận chuyển và phân phối.

Cũng tương tự vậy với chăn nuôi trong VAC, theo PGS, TS Võ Văn Sơn (Ðại học Cần Thơ), lợi nhuận nuôi heo (lợn) mà người nuôi hưởng thụ có 27%, còn thương lái và giết mổ khoảng 43%, bán lẻ 23%. Phải chăng, tổ chức sản xuất trái cây hàng hóa cần có hình thức thích hợp liên doanh liên kết từ sản xuất đến thị trường để phân bổ lợi nhuận công bằng hơn, và ai cũng có lợi hơn so với hiện nay. Người dân tranh thủ thu nhập nhiều hơn bằng khoa học và công nghệ. Trong mối quan hệ hợp đồng, doanh nghiệp liên quan cũng được hưởng lợi thêm.

Giống CAQ vẫn được xếp hàng đầu trong quy trình sản xuất trái cây. CAQ phần nhiều dùng giống bản địa đặc sản, có giống có chất lượng và mẫu mã mầu sắc vỏ quả bắt mắt vượt trội không những không thua kém giống nhập nội, như cam, xoài, bưởi, sầu riêng, mà còn có giống vượt trội hơn.

Ðể phát huy CAQ đặc sản bản địa, cần xác định và mở rộng diện tích ra vùng có điều kiện đất và sinh thái khí hậu thích hợp, như ta đã làm rất thành công với vải thiều trước kia chỉ có ở Hải Dương... Thời gian tạo chọn giống CAQ mới cần 10 - 15 năm, nhưng sau đó năm nào ta cũng có thể giới thiệu vào sản xuất giống mới. Tuyển chọn cây mẹ làm đầu dòng chiết ghép nhân ra cũng là cách như ta đã làm có kết quả tốt.


Nguồn: chebien.gov.vn
Báo cáo phân tích thị trường