Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Doanh nghiệp cần biết khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Pháp
22 | 01 | 2008
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Pháp tháng 11 năm 2007, đạt 95,54 triệu USD. Tính chung 11 tháng đạt 784,02 triệu USD, trong đó mặt hàng giày dép đạt kim ngạch cao nhất, với kim ngạch 178,85 triệu USD, tiếp theo là hàng dệt may đạt 133,67 triệu USD và mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ với kim ngạch 75,37 triệu USD.

Dưới đây là một số điều doanh nghiệp cần biết xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Pháp:

Chính sách thuế và thúê suất của Pháp

Chính sách thuế của Pháp đưa ra ưu đãi cho các nước thành viên EU các nước đang phát triển và các nước thành viên của Hiệp hội Tự do Thương mại Châu Âu (EFTA). Nếu bạn muốn bán hàng tại Pháp, bạn cần biết những vấn đề sau:

-Phải tuân thủ các chỉ thị của EU và tất cả những quy định của địa phương và quốc gia Pháp.

-Biểu thuế quan chung (CCT) được áp dụng cho các mặt hàng không có nguồn gốc từ EU.

-Hầu hết các loại thuế được tính theo giá hàng (tỷ lệ phần trăm theo giá trị hàng hoá) dựa trên phương pháp định giá hai quan theo GATT: bằng giá bán ước tính, phí bảo hiểm và cước phí vận chuyển (giá CIF).

-Không có qui định đặc biệt nào đối với vận đơn “vận đơn theo lệnh” (To order bill) cũng có thể được chấp nhận.

-Phiếu đóng gói (Paking list) là chứng từ bắt buộc nếu một chuyến hàng có từ hai thùng trở lên, và nếu thông tin về hàng hoá đóng trong mỗi thùng không được ghi trên hoá đơn thương mại.

-Trong mọi trường hợp, phiếu đóng gói sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông quan hàng hoá. Tất cả những khoản chiết khấu phải được ghi rõ trên phiếu.

-Chữ ký điện tử hiện nay được công nhận là có tính pháp lý đối với hầu hết các giao dịch thương mại.

Khi đã được tính thuế, thì hàng hoá đó có thể lưu thông tự do trong EU không phải chịu thêm loại thuế nào nữa.

Pháp có hiệp định tránh đánh thuế hai lần với nhiều quốc gia. Các quy định về thuế nhằm khuyến khích hợp tác đầu tư, phát triển khu vực, mở rộng quan hệ quốc tế, miễn giảm thuế…

Thuế nhập khẩu

Các sản phẩm nhập khẩu từ các nước ngoài EU vào Pháp phải chịu thuế nhập khẩu. Tuỳ theo loại hàng hoá, mức thuế áp dụng từ 3 đến 9% trên giá CIF (giá bán, phí bảo hiểm, cước phí vận tải). Ngoài những thuế này, người nhập khẩu còn phải chịu thuế VAT của Pháp là 19,6%.

Mức thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết hàng hoá nhập khẩu được áp dụng theo mức thuế suất Tối huệ quốc. Các sản phẩm dệt may, ôtô và hàng gia dụng điện tử vẫn phải chịu các mức thuế tương đối cao, nhưng sắp tới cũng có quy định giảm. Ngũ cốc, thịt, sữa, đường và thuốc lá vẫn tiếp tục chịu mức thuế suất cao và bị hạn chế nhập khẩu.

Thuế Giá trị gia tăng (VAT)

Thúê VAT là loại thuế tiêu thụ hànghoá và dịch vụ do người tiêu dùng trả. Thuế VAT của Pháp được tính theo giá CIF của hàng hoá được nhập khẩu cộng với tất cả các loại thuế đã trả. Hàng hoá đến Pháp theo mục đích tái xuất sang một nước EU khác có thể không phải chịu thuế nhập khẩu hoặc thuế VAT tại Pháp.

Ngày 1/4/2000, mức thuế VAT chuẩn của Pháp (VAT) đối với việc bán hàng hoá và dịch vụ giảm từ 20,6% xuống còn 19,6%. Mức thuế VAT thấp hơn được áp dụng cho nhiều sản phẩm. Mức thuế 5,5% đến 2,1% được áp dụng cho hàng thực phẩm, một vài sản phẩm nong nghiệp, sách, dịch vụ khách sạn, dịch vụ giao thông công công; báo và tạp chí và một số loại sản phẩm giải trí.

Các nhà kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm thu thuế đối với hàng hoá bán ra. Nhà cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ xuất hoá đơn cho khách hàng của họ theo giá bán cộng thêm thuế VAT theo mức được áp dụng. Nhà cung cấp thu tổng hai khoản và trừ đi thuế VAT đầu tư vào tổng số thuế VAT họ thu được, và theo kỳ sẽ nộp phần chênh lệch thuế cho cơ quan thuế. Nếu thuế VAT được trả cho việc mua hàng hoá cao hơn so với VAT thu được từ việc bán hàng, mức hoàn thuế chênh lệch sẽ được trả cho nhà kinh doanh trên cơ sở đơn đề nghị hoàn thuế của họ.

Hàng xuất khẩu và một số dịch vụ như ngân hàng, giao dịch bảo hiểm và tài chính, giảng dạy và một số hoạt động thuê bất động sản được miễn thuế VAT.

Thuế hàng hoá và dịch vụ (TVA)

TVA áp dụng cho các hoạt động liên quan đến việc cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ bao gồm cả việc nhập khẩu và được trả bởi người tiêu dùng. Các doanh nghiệp chỉ có nhiệm vụ thu phần thuế bán hàng và trừ đi phần thuế họ đã trả khi mua và đầu tư từ khoản tiền họ thu được. Mức thuế được qui định bởi từng nước thành viên của EU.

Các giao dịch về ngân hàng, tài chính và bảo hiểm, dạy học và cho thuê bất động sản là các dịch vụ là 19,6%, nhưng có thể áp dụng mức thấp hơn. Ví dụ:

-Thực phẩm, cải tạo sửa chữa nhà: 5,5%

-Một vài sản phẩm nông nghiệp và dược phẩm: 5,5% hoặc 2,5%

-Sách, khách sạn, giao thông công cộng, báo và tạp chí: 5,5% hoặc 2,1%

Thuế thu nhập công ty

Thuế thu nhập công ty phải được thanh toán nếu một công ty có văn phòng (chi nhánh hoặc công ty con) ở Pháp. Tuy nhiên, việc xác định lợi nhuận theo phạm vi lãnh thổ phụ thuộc vào hợp đồng giữa công ty mẹ và chi nhánh hoặc công ty con. Lợi nhuận có được ở Pháp là khoản thu nhập chịu thuế và tất cả các chi phí phát sinh cho hoạt động của công ty này tại Pháp có thể được khấu trừ bao gồm:

-Khấu hao tài sản

-Nhà máy và thiết bị

-Việc để lại các tài sản vô hình như phần mềm, giấy đăng ký, sáng chế và chi phí nghiên cứu và phát triển (trừ trường hợp có thiện ý).

http://www.vinanet.com.vn/EconomicDetail.aspx?NewsID=134591#Scene_1



Báo cáo phân tích thị trường