Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Điều gì giúp lúa "cải tử hoàn sinh"?
13 | 04 | 2002
Những ngày qua, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về hiện tượng lạ xảy ra trên một số cánh đồng ở huyện Nam Trực (Nam Định): khoảng 100ha lúa sau khi cấy 10 - 15 ngày bỗng nhiên lùn đi và chết không rõ nguyên nhân. Những tưởng, vụ này bà con sẽ mất trắng, nhưng sau khi phun phân bón lá A-H, K-H của Công ty cổ phần Thanh Hà (Cầu Giấy - Hà Nội), “phép màu” đã giúp cây lúa xanh tươi trở lại...

Cứu được lúa... lùn

Trên cánh đồng thôn Thanh Cầu, xã Nam Tiến (Nam Trực), chúng tôi gặp ông Phạm Xuân Tiến, Chủ nhiệm HTX Tân Trào. Ông cho biết: Cách đây nửa tháng, khi cấy được 15 ngày, bà con báo tin lúa đang... lùn đi một cách khó hiểu. Ngay lập tức, chúng tôi cùng cán bộ nông nghiệp xuống kiểm tra và nhận thấy, tại một số ruộng có hiện tượng cây lúa bị bó rễ, rễ có màu đen hoặc đỏ; lá lúa to, ngắn và xoã ra; khi sục bùn có mùi tanh. Cây lúa cứ lụi dần và chết, có thể do phun quá liều thuốc trừ cỏ nên lúa bị “ngộ độc”.

Tuy nhiên, theo ông Bùi Xuân Ngọc, Phó chủ tịch UBND huyện Nam Trực, một số ruộng không phun thuốc trừ cỏ cũng nhiễm bệnh. Hiện tượng này chỉ xuất hiện ở một số xã, và chỉ có một số ruộng bị nhiễm bệnh. Trên mỗi ruộng, bệnh lại chỉ xảy ra ở từng khoảnh, tính chung toàn huyện có khoảng 100ha lúa bị lùn.

Trong lúc bà con đang loay hoay vì chưa tìm ra cách xử lý thì Công ty cổ phần Thanh Hà có sáng kiến rút hết nước ra khỏi ruộng rồi phun đều phân bón lá lên cây lúa. Mặc dù còn hoài nghi về hiệu quả, nhưng nhiều bà con cũng mạnh dạn phun thử. Đợt 1, phun 2 gói K-H + 1 gói A -H/sào (1 sào Bắc Bộ 1 = 360m2); đợt 2 phun 2 gói A-H + 2 gói K-H/sào. Bà Vũ Thị Tánh, nông dân thôn Thanh Cầu cho biết: “Đến nay, sau 2 đợt phun, lúa đã có rễ trắng, cây bắt đầu đẻ nhánh và tăng trưởng bình thường. Nếu không phun K-H và A -H, có lẽ giờ chúng tôi phải cấy lại toàn bộ”...

Ông Ngọc cũng tiết lộ: “Chúng tôi đã khuyến khích bà con sử dụng rộng rãi 2 loại phân bón lá của Thanh Hà trên cây lạc, khoai tây, đu đủ..., giúp cây trồng tăng năng suất và giảm lượng phân bón tới 30%. Đây là lần đầu tiên A - H, K - H dùng trên lúa. Gần 100ha lúa nhiễm bệnh sau khi phun 40 ngày đã trở lại bình thường và xanh tốt. Đây thực sự là một “phép màu”.

“Bảo bối” của nhà nông

Không chỉ nông dân Nam Định cứu được lúa lùn, phân bón lá Thanh Hà còn giúp nông dân xã Đông Mỹ (Đông Hưng - Thái Bình) cứu lúa chết rét. Theo ông Trần Xuân Định, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, Thái Bình có khoảng 1.000ha mạ và hàng chục ngàn hecta lúa bị chết rét. Ngoài một số biện pháp cấp bách như che phủ nylon, gieo lại mạ, lần đầu tiên Sở ủng hộ bà con sử dụng chế phẩm sinh học K - H để giúp lúa tăng sức đề kháng, chống lại thời tiết khắc nghiệt. Đầu tháng 4/2008, trước sự chứng kiến của nhiều nông dân, ông Nguyễn Văn Bộ (Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), đại diện Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), Bộ Khoa học và Công nghệ cùng một số ban ngành liên quan đã kiểm tra tình trạng phát triển của cây lúa sau 40 ngày phun K - H. Thực tế cho thấy, tại các thửa ruộng có dùng phân bón lá, lúa đều xanh mướt, phát triển tốt hơn so với những ruộng cấy lại.

Ông Vũ Duy Khắng ở thôn Gia Lễ (xã Đông Mỹ) có hơn 2 sào lúa bị héo quắt và lụi đi do không chịu được rét. Lúc đầu, ông định nhổ đi cấy lại, nhưng sau khi được cán bộ Sở và nhân viên kỹ thuật của Công ty Thanh Hà “tư vấn”, ông đã phun đều K - H lên lúa. “Sau 4 lần phun (khoảng 20 ngày), tôi thấy lúa đã có rễ trắng, bắt đầu xanh lại và đẻ nhánh. Nếu để chậm 10 ngày, lúa sẽ chết. Cứ như có phép màu vậy!”, ông Khắng cho biết.

“Sản phẩm của Thanh Hà lâu nay là “bảo bối” giúp chúng tôi tăng năng suất cây trồng, giảm lượng phân hoá học. Thay vì nhổ lúa đi cấy lại hoặc chuyển sang cây trồng khác thì phân bón lá sinh học K - H, A - H đang là giải pháp ít tốn kém nhất được chúng tôi sử dụng”, ông Phạm Đức Sáng, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Đông Mỹ khẳng định.

Theo ông Nguyễn Anh Kết, Giám đốc Công ty cổ phần Thanh Hà, phân bón lá K - H có thể giúp cây tăng khả năng hấp thụ và tăng dinh dưỡng cho đất, chất lượng nông sản không bị ảnh hưởng. Toàn bộ chi phí cho 4 lần phun/sào chỉ mất khoảng 50.000 đồng. Năm 2005, Hội đồng Khoa học của Bộ Khoa học và Công nghệ đã đồng ý tuyệt đối về chất lượng phân bón lá sinh học A - H, K - H và N - H của Công ty cổ phần Thanh Hà, đồng thời, những sản phẩm này đã đoạt giải Nhất về lĩnh vực công nghệ sinh học - giải thưởng sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam (Vifotec).




Nguồn: Kinh tế nông thôn
Báo cáo phân tích thị trường