Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá thực phẩm tăng cao gây bất lợi cho người nghèo.
19 | 04 | 2008
Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế quốc tế thì giá thịt, sữa và giá lương thực của thế giới sẽ tăng lên nhanh trong những năm sắp tới, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân loại. Nguyên nhân chính là do nhu cầu về lương thực và thực phẩm trên thế giới tăng nhanh.
Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế quốc tế thì giá thịt, sữa và giá lương thực của thế giới sẽ tăng lên nhanh trong những năm sắp tới, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân loại. Nguyên nhân chính là do nhu cầu về lương thực và thực phẩm trên thế giới tăng nhanh. Tuy giá nông sản thực phẩm tăng sẽ có lợi cho nông dân và những người sản xuất nông nghiệp, nhưng phần lớn người nghèo sẽ gặp khó khăn trong việc có đủ lương thực và thực phẩm cho đời sống hàng ngày.

Đây là một trong những phát hiện quan trọng của nghiên cứu mới về nhu cầu thực phẩm của nhân loại do Viện nghiên cứu Chính sách thực phẩm thế giới (IFPRI) và có sự kết hợp với Viện Chăn nuôi Quốc tế (ILRI).

1. Vì sao nhu cầu về lương thực và thực phẩm tăng ?

Do việc tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển đã làm tăng nhu cầu về lương thực và thực phẩm, đặc bịêt là nhu cầu tiêu dùng về thịt và sữa. Hiện nay nhu cầu về thực phẩm đang chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách thực phẩm thế giới cho biết: nhu cầu về thịt bình quân hàng năm/người của thế giới sẽ tăng từ 6-23 kg vào năm 2050. Nhu cầu thịt hàng năm tăng nhanh ở các nước khu vực Mỹ La tinh, Đông Nam á và Thái Bình Dương gấp đôi so với các nước ở vùng cận sa mạc Sahara của Châu Phi. Nhu cầu về ngô và các loại làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẽ tăng, nhu cầu về ngũ cốc toàn cầu sẽ tăng thêm là 553 triệu tấn từ năm 2000 đến 2050.

Song song với nhu cầu thực phẩm của nhân loại tăng nhanh như vậy là số lượng gia súc cũng phải tăng lên tương ứng. Dự kiến từ năm 2000 đến 2050 số lượng đàn bò trên thế giới sẽ tăng từ 1,5 tỷ con lên 2,6 tỷ con, tương tự như vậy số lượng dê cừu cũng sẽ tăng từ 1,7 tỷ con lên 2,7 tỷ con.

2. Ảnh hưởng của nhu cầu tăng đến khả năng cung cấp

Những sự thay đổi về nhu cầu của thế giới sẽ tạo nên sự khó khăn về sản xuất thực phẩm, gây ra những bất lợi về an ninh lương thực và ô nhiễm môi trường. Nhu cầu về thịt và sữa tăng lên đã góp phần làm tăng giá ngô và các loại ngũ cốc khác là nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nó đồng thời làm thay đổi và chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lương thực sang sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, làm cạnh tranh số lượng ngũ cốc với con người. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tầng lớp người nghèo vì giá lương thực, thực phẩm tăng lên. Thêm vào đó là nhu cầu của thế giới về năng lượng sạch có nguồn gốc sinh học sẽ làm tăng sự cạnh tranh về đất và nước trong nông nghiệp vốn là để sản xuất lương thực cho con người.

Nhu cầu về thực phẩm tăng cũng sẽ làm thay đổi về phương thức sản xuất của hệ thống chăn nuôi để đáp ứng về số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Thị trường quốc tế phát triển việc thương mại xuất, nhập khẩu về giống gia súc và các sản phẩm chăn nuôi sẽ tạo nên các đe dọa về an toàn thực phẩm cũng như làm gia tăng các nguy cơ về sự lây lan bệnh tật gia súc giữa các nước trên thế giới nếu như các quy tắc và hệ thống quy định về an toàn thực phẩm không vận hành tốt. Sản xuất lương thực, thực phẩm tăng sẽ làm giảm nguồn tài nguyên thien nhiên hiện có dẫn đến sự kiệt quệ về đất, nước cũng như làm nghèo nguồn tài nguyên về giống gia súc trong chăn nuôi. Về phương thức chăn nuôi dựa vào đồng cỏ thâm canh sẽ tăng lên 50% trên toàn cầu vào năm 2030, điều này sẽ góp phần làm cạn kệt tài nguyên trên thế gới.

Cơ hội về phát triển chăn nuôi đối với nhân lọại vẫn còn nhiều nhưng điều nguy hại cho những người chăn nuôi nhỏ nông hộ, những người nghèo khác và những người sống dựa vào chăn nuôi sẽ là những đối tượng bị thiệt thòi nhiều nhất. Bời vì họ là những người thiếu các điều kiện để tiếp cận với thị trường và cơ hội sử dụng các tiến bộ kỹ thuật. Do đó việc xây dựng chiến lược chăn nuôi dài hạn cần phải khẳng định là phát triển chăn nuôi có vai trò quan trọng để xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân.

Các chính sách, chiến lược về chăn nuôi sắp tới sẽ phải khẳng định được rằng những nông dân nhỏ có thể sản xuất sản phẩm chăn nuôi an toàn và họ có cơ hội tiếp cận với thị trường phù hợp.

Sản lượng thịt bình quân người/năm của các khu vực trên thế giới

Đợn vị: kg/người/năm

Khu vực

2000

KH 2050

Tăng thêm

Mỹ la tinh và Caribê

58

77

19

Bắc Mỹ và Châu Âu

83

89

6

Đông Nam Á và Thái B Dương

28

51

23

Cận Sahara Châu Phi

11

22

11

Trung Á và Bắc Phi

20

33

13

TS. Đỗ Kim Tuyên - Cục Chăn nuôi


Liên hệ với người đăng tin này:
An Thu Hằng - anthuhang@agro.gov.vn



Báo cáo phân tích thị trường