Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Nuôi tôm sú, cá ba sa và cá tra an toàn
27 | 04 | 2008
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã tiến hành xây dựng giải pháp kỹ thuật nuôi tôm sú, cá ba sa và cá tra đảm bảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mục tiêu nhằm tạo ra được sản phẩm thuỷ sản chất lượng và an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu; đánh giá được hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình. Xin giới thiệu những giải pháp để bà con tham khảo:
Về con giống: Tôm post trước khi thả nuôi đều phải kiểm tra bệnh MBV (tỷ lệ nhiễm <20%), không nhiễm bệnh đốm trắng (WSSV), không nhiễm Vibrio parahaemolyticus và sinh vật bám; toàn bộ tôm post đều được tắm (sốc) formalin 200ppm, thời gian 30 phút. Cá ba sa và cá tra lấy giống từ sinh sản nhân tạo, được ương đạt cỡ 5 -7cm hoặc cỡ 16-20cm rồi chuyển nuôi cá thương phẩm. Cá giống trước khi nuôi tắm nước muối 2 - 3%, thời gian 5 -10 phút; hoặc tắm 1-2ppm iodine, thời gian 10-15 phút. Nuôi tôm sú chỉ có một vụ chính, thả tôm giống từ trung tuần tháng 4 (sau tiết thanh minh) và thu hoạch tôm không chậm quá tháng 10 (lập đông). Ngoài thời gian này, nuôi tôm sẽ gặp nhiều rủi ro. Với điều kiện khí hậu miền Bắc, nuôi cá tra trong ao nuôi thu hoạch trước lập đông là có hiệu quả nhất.Về thức ăn: Lựa chọn thức ăn nuôi cá, tôm theo tiêu chuẩn 28 TCN 102: 2004 và 28 TCN 188: 2004 đảm bảo không nhiễm các chất cấm sử dụng như kháng sinh và độc tố nấm flatoxin, đây là mối nguy chủ yếu đối với việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cá, tôm thương phẩm.Về quản lý môi trường nuôi: Lựa chọn khoáng chất (các loại vôi), chế phẩm sinh học. Các chế phẩm vi sinh (Aro-zyme, Aquapond-100, Pond-Clear, Soil-Pro, MIC power, EMC, NAVET- Biozym, Pharbioclean, Probiotex-one, Pharselenbiozym) dùng trong công nghệ nuôi tôm sú và cá tra có tác dụng phân hủy mùn bã hữu cơ, làm sạch môi trường.Về quản lý sức khỏe tôm cá: Chọn các hoạt chất chiết tách được từ tỏi, sài đất (VTS1-T, VTS1-C) để sử dụng phòng bệnh xuất huyết, hoại tử cơ quan nội tạng (bệnh đốm trắng) do vi khuẩn cho cá tra và bệnh ăn mòn vỏ kitin do Vibrio spp cho tôm nuôi đạt kết quả tốt. Ngoài ra, còn phòng được bệnh nhiễm khuẩn cho tôm, cá. Vacxin vô hoạt của các chủng vi khuẩn (A. hydrophila, Edwardsiella sp, Hafnia alvei) và vacxin vô hoạt của 3 chủng vi khuẩn (A. hydrophila, Edwardsiella sp, Hafnia alvei) tiêm với liều 0,2ml có hiệu quả: vừa đảm bảo được tính an toàn 100%, hiệu giá huyết thanh bằng 256 và tỷ lệ bảo hộ 90-100%.Chi phí: Chi phí hoạt động ở các mô hình nuôi cá rất cao (100 triệu đồng/100m3 đến 2.281 triệu đồng/ha). Trong đó, chi phí thức ăn là cao nhất: 63,30 - 71,67% đối với nuôi cá lồng/bè; 79,56% đối với nuôi cá tra trong ao. Chi phí giống cho các mô hình tỷ lệ khoảng 10%. Chi phí cho hóa chất là 1,44 - 1,94%; chi phí chế phẩm vi sinh làm sạch môi trường nuôi cá ao là 1,32 - 1,67%. Chi phí hoạt động ở các mô hình nuôi tôm bán thâm canh (BTC) 105 triệu đồng/ha và nuôi thâm canh (TC) 200 triệu đồng/ha. Chi phí thức ăn nuôi TC là 62,99-64,04% và BTC là 56,95%; chi phí giống khoảng 10%; chi phí hóa chất 4,93 - 9,84%; chi phí chế phẩm làm sạch môi trường 1,91-3,94%. Nhưng nếu các quy trình này được ứng dụng rộng rãi cho các địa phương sẽ tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm cho nghề nuôi trồng thủy sản.
Nguồn: nongnghiep.vn
Các Tin Khác
Nhật Bản: nhập khẩu bạch tuộc đông lạnh tăng cao
28 | 04 | 2008
Ai Cập - Thị trường mới cho hàng cá tra Việt Nam
26 | 04 | 2008
Xuất khẩu cá đông lạnh tăng mạnh
25 | 04 | 2008
ĐBSCL: Cá chình bông cẩm thạch liên tục tăng giá
25 | 04 | 2008
Mỹ: Sản lượng chế biến cá da trơn tăng nhưng giá giảm trong tháng 3/2008
24 | 04 | 2008
Xuất khẩu cá tra: Để không là chuyện may rủi
23 | 04 | 2008
Ngành Thủy sản Bến Tre lao đao vì "bão" giá
22 | 04 | 2008
Cá tra ’sần mình’ vì… lạm phát
22 | 04 | 2008
Đồng bằng sông Cửu Long: Con tôm chờ nhà khoa học
21 | 04 | 2008
Quý I/2008: Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đông lạnh của Việt Nam ước đạt 26 triệu USD
20 | 04 | 2008
Tin Liên Quan
Cá tra, ba sa giúp thủy sản Việt Nam bứt phá
8/21/2008 12:00:00 AM
Nuôi tôm sú, cá ba sa và cá tra an toàn
4/27/2008 12:00:00 AM
Sản lượng thủy sản 9 tháng ước đạt 3.408,5 ngàn tấn
10/6/2008 12:00:00 AM
Nỗi niềm tôm sú
1/8/2008 12:00:00 AM
Nhập khẩu tôm vào Mỹ giảm 2%
7/27/2009 12:00:00 AM
Xuất khẩu thủy sản năm 2008: Vẫn “được mùa mất giá”
12/19/2008 12:00:00 AM
Các DN xuất khẩu cá đang "ngồi trên đống lửa"
6/6/2008 12:00:00 AM
Lối ra cho nghề nuôi cá tra, tôm nước lợ ở đồng bằng sông Cửu Long
3/20/2009 12:00:00 AM
Tôm sú “đột quỵ”!
10/7/2008 12:00:00 AM
Năng suất cá nước ngọt tăng cao
6/21/2010 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn