Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hấp dẫn cổ phiếu ngành cao su
30 | 05 | 2008
Khi những ngành nhiều rủi ro như tài chính, bất động sản không còn hấp dẫn thì cổ phiếu của ngành cao su, thực phẩm... lại nhận được nhiều quan tâm.
Ngành cao su nước ta đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, vươn lên trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Theo Bộ Công thương, năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu 715 ngàn tấn cao su, trị giá 1,393 tỷ USD.

Ngành cao su tự nhiên đang có nhiều thuận lợi để thuận lợi để phát triển như ngành công nghiệp oto thế giới đang có tốc độ phát triển rất nhanh, dẫn đến nhu cầu sử dụng lốp xe rất lớn (phần lớn lượng cao su tự nhiên được sử dụng để sản xuất lốp xe). Bên cạnh đó, giá dầu thô - nguồn nguyên liệu chính để sản xuất cao su tổng hợp - tăng mạnh làm tăng chi phí sản xuất cao su tổng hợp nên nhiều nhà sản xuất đã chuyển sang sử dụng cao su tự nhiên.

Mặt khác, giá mủ cao su tự nhiên tăng mạnh đã đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp trồng và khai thác mủ cao su. Các doanh nghiệp ngành cao su cũng nhận được sự quan tâm nhiều hơn của giới đầu tư.

Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ có 63% diện tích cao su được đưa vào khai thác, do đó tiềm năng phát triển còn rất lớn. Bên cạnh việc phát triển nguồn cao su trong nước, các doanh nghiệp cũng đang tích cực đầu tư trồng mới các đồn điền cao su lớn tại Lào và Cam pu chia .

Hầu hết các doanh nghiệp cao su lớn của nước ta đều trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG). Trong đó, có 4 doanh nghiệp đã niêm yết là CTCP Cao su Đồng Phú, CTCP Cao su Hoà Bình, CTCP Cao su Thống Nhất, CTCP Cao su Tây Ninh. Tuy đây chỉ là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ so với các doanh nghiệp khác trong ngành nhưng các kết quả kinh doanh những năm gần đây đều có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng.

Trong vòng 2 năm, từ 2005-2007, doanh thu của nhiều doanh nghiệp đã tăng từ 50-60%, đặc biệt lợi nhuận tăng từ 80-100%. Năm 2007, lợi nhuận của DPR – công ty có quy mô lớn nhất so với 3 doanh nghiệp còn lại (về vốn, diện tích vườn, sản lượng) – đạt hơn 230 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2005.

So với các ngành khác, mức giá hiện tại của các doanh nghiệp cao su là khá hấp dẫn, chỉ số P/E nhỏ hơn 10. Bên cạnh đó, hầu hết các công ty đều có tỷ suất lợi nhuận, chỉ số EPS đạt mức cao. Ngoại trừ TNC, ba cổ phiếu còn lại đều có EPS đạt khá cao (trên 5.000đ). HRC là cổ phiếu có EPS cao nhất (7725đ) và cũng đang có P/E thấp nhất (7,5).

Tuy là lĩnh vực có nhiều tiềm năng nhưng các doanh nghiệp cao su phải đối mặt với không ít khó khăn như tính thời vụ và sự phụ phụ thuộc vào sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc (chiếm 80% lượng xuất khẩu). Bên cạnh đó, thiên tai (hạn hán, bão lũ…) cũng là một rủi ro rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng, sản lượng khai thác.

Trong một tháng trở lại đây, nhà đầu tư nước ngoài đang tích cực mua vào hai cổ phiếu DPR và TRC với khối lượng lớn. Tính chung từ đầu năm, họ đã mua ròng (mua-bán) tổng cộng gần 1,9 triệu cổ phiếu DPR và 1,3 triệu cổ phiếu TRC (đứng 7 và 12 trong top những cổ phiếu được mua vào nhiều nhất).




Nguồn: kinhte24h.com
Báo cáo phân tích thị trường