Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Đầu ra cho cá tra vẫn ‘vướng’
12 | 07 | 2008
Thiếu vốn, cạnh tranh lẫn nhau, thông tin về giá cả xuất khẩu chưa cập nhật, thậm chí “vênh” nhau ở các địa phương… vẫn là những nguyên nhân khiến đường ra cho con cá tra chưa thông thoáng.
Dân khó, doanh nghiệp cũng khó
Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội thảo trực tuyến kiểm điểm việc tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ và triển khai quy hoạch phát triển nuôi cá tra, basa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Bộ NN&PTNT tổ chức tại Hà Nội chiều nay, 7/7.Báo cáo của Cục Nuôi trồng thủy sản cho thấy hiện khu vực này vẫn đang tồn đọng trên 300.000 tấn cá quá lứa hoặc đến kỳ thu hoạch trong khi tiến độ giải ngân gói vốn hỗ trợ 1.000 tỷ đồng của ngân hàng nhà nước chỉ đạt 22%.Vấn đề được đặt ra của các tỉnh hiện nay là việc giải ngân vốn vay cho các doanh nghiệp đang tắc do lãi suất quá cao trong khi người dân cần vốn thì lại không được vay dẫn đến tình trạng người dân bán đổ bán tháo cá, kéo giá giảm mạnh.Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), ông Nguyễn Hữu Dũng, các doanh nghiệp chế biến đã tăng công suất hoạt động thêm 1.000 tấn/ngày nhưng có tình trạng càng mua càng thấy nhiều cá và khó có thể tiêu thụ hết trong tháng 7-8/2008 như ước tính ban đầu. Trong khi đó, có khả năng thiếu nguyên liệu vào cuối năm 2008 đầu năm 2009 khi có tới 20% số hộ nuôi cá tra không tiếp tục tái sản xuất do thua lỗ, thiếu vốn.Ông Trần Thành Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cũng cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh còn tồn 2.000 tấn cá quá lứa và khoảng 4.000 tấn cá sắp đến lứa thu hoạch. Đến nay có một doanh nghiệp đã thực hiện hợp đồng mua 4.000 tấn cá cho các hộ chăn nuôi. Tuy nhiên giá cá nguyên liệu hiện đã xuống quá thấp (12.800 đồng/kg) khiến người dân không thể có lãi.“Ngoài giải pháp vốn, việc bị cắt điện luân phiên cũng là một trong những khó khăn, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Sự “vênh” nhau về giá cá xuất khẩu ở các địa phương cũng là nguyên nhân tác động lớn đến thị trường. Cần có thông tin chính thống về giá xuất khẩu và giá trong nước thì người dân, doanh nghiệp mới chủ động trong sản xuất được” - Ông Lập nói.Nói về những khó khăn của người nuôi trồng, ông Lê Vĩnh Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết tỉnh đang tồn đọng 36.900 tấn cá quá lứa và đến kỳ thu hoạch và còn khoảng 40.300 tấn sắp phải thu hoạch.Lượng cung cá quá lớn này khiến các doanh nghiệp chế biến luôn phải hoạt động vượt công suất tới 190% nhưng vẫn không thu mua hết.Hiện có một nghịch lý là dù Đồng Tháp được cấp “chỉ tiêu” cho vay 200 tỷ đồng nhưng hầu hết các doanh nghiệp lại không muốn vay do lãi suất quá cao, thủ tục thế chấp tài sản phức tạp. Chính vì vậy, hiện Đồng Tháp mới giải ngân được 81 tỷ.
Người dân vẫn khó tiếp cận vốn vay
Về những khó khăn trực tiếp của người chăn nuôi, bà Võ Thị Phước Hồng, một chủ hộ nuôi cá tra tại Đồng Tháp cho biết các hộ chăn nuôi đang phải đối mặt cùng lúc 3 khó khăn: Giá cá giảm, nguyên liệu đầu vào tăng cao và thiếu vốn hoạt động.Đặc biệt giá cá tra trên địa bàn đã giảm trong 2 tuần gần đây do ảnh hưởng của nguyên liệu đầu vào tăng cao (trong 1 tháng tăng trên 10%), buộc nhiều người nuôi phải bán cá non để chốt lỗ kéo theo việc giá cá liên tục giảm. Việc thiếu vốn để mua thức ăn cũng dẫn đến tình trạng nhiều ao cá quá lứa bị bỏ đói khiến chất lượng cá không đảm bảo để chế biến xuất khẩu.Điển hình tại Cần Thơ, đa số các hộ dân nuôi nhỏ lẻ dưới 100 tấn đều gặp rất nhiều khó khăn khi không ký liên kết với doanh nghiệp chế biến nên phải bán ra cả ở chợ địa phương lỗ từ 4.000-6.000 đồng/kg. Dù đã có chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay vốn nhưng người dân vẫn khó tiếp cận nguồn vốn do nhiều nguyên nhân khác nhau.Chia sẻ khó khăn về vốn, đại diện Hội nghề cá Cần Thơ nêu thực tế, dù có chủ trương cho vay vốn thương mại hỗ trợ nhưng nhưng hộ dân được vay chủ yếu là những người đã có hợp đồng trước đây chưa vay vốn đủ theo hợp đồng tín dụng thì nay được vay tiếp. Cùng với đó, người vay phải đáp yêu cầu: Dự án vay sản xuất phải có hiệu quả trong khi giá thành sản xuất cá không thể vượt mức 16.000 đồng/kg.Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Nam Việt, ông Doãn Tới cũng cho rằng, nếu không khẩn trương giải ngân vốn cho người dân mua thức ăn thì lượng cá bị bỏ đói sẽ gây thiệt hại ngày càng lớn cho cả người dân lẫn doanh nghiệp.Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, ông Huỳnh Chí Nguyện nhận xét, đến nay vẫn chưa có giải pháp khả thi để tiêu thụ nhanh lượng cá tra tồn đọng ngày càng tăng trong khi tiến độ giải ngân vốn vay còn rất chậm do quan điểm, nhận thức và thực hiện ở các địa phương, doanh nghiệp còn khác nhau về mục đích, mục tiêu và giải pháp nên vẫn còn ách tắc trong khâu tiêu thụ cá tra.Còn ông Nguyễn Hữu Dũng nhận định, với tình thế hiện nay giá cá mua sẽ tiếp tục giảm trong khi việc tăng giá xuất khẩu gần không thể trong khi lãi vay trở thành chi phí đáng kể của các DN. Vì vậy, ông Dũng cho rằng mọi giải pháp trước mắt cần phải hướng đế việc giảm cung, kích cầu cho thị trường cá tra, basa hiện nay theo hướng nông dân cần được tăng vốn vay để không bán đổ bán tháo cá.Bên cạnh đó, ông Dũng nhấn mạnh việc giải quyết cá tra tồn đọng không thuần túy bằng vốn vay thương mại mà cần phải cho các doanh nghiệp vay ưu đãi khoảng 3.000 tỷ đồng. Đồng thời phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác để cứu người nuôi và đưa những người nuôi nhỏ lẻ vào chuỗi liên kết.Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định phải giải quyết nhanh chóng khó khăn cho người nuôi về vốn vay, hạ giá thức ăn chăn nuôi… Trước mắt các địa phương cần phải giải quyết các biện pháp để tăng lượng tiêu thụ, tăng giá thu mua cá cho người dân ở mức giá sàn của VASEP là 14.000 đồng/kg.Bộ trưởng Phát cũng yêu cầu Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL theo dõi và thống kê liên tục tình hình nuôi cá tra, basa của các hộ để có các biện pháp điều hành vĩ mô sâu sát và hiệu quả.Đối với doanh nghiệp, bên cạnh những đơn vị chưa muốn vay vốn thì cần phải tiếp tục giải quyết vốn cho những nơi có nhu cầu. Ngoài ra, VASEP và các đơn vị chức năng của Bộ NN&PTNT tiếp tục thông tin kịp thời về định hướng thị trường cho các doanh nghiệp.
Nguồn: chebien.gov.vn
Các Tin Khác
Xuất khẩu thuỷ sản ở Cà Mau - Bạc Liêu giảm
10 | 07 | 2008
Chủng loại tôm nhập khẩu vào Mỹ trong năm 2007
09 | 07 | 2008
Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2008
08 | 07 | 2008
Nhập khẩu tôm vào Mỹ năm 2007 giảm
07 | 07 | 2008
Giá cá ngừ sẽ tăng do nhiều nước Châu Á ngừng đánh bắt
05 | 07 | 2008
ITC xem xét lại thuế CBPG đối với cá tra, basa từ Việt Nam
04 | 07 | 2008
Nhập nguyên liệu để đưa xuất khẩu thủy sản lên hàng đầu
04 | 07 | 2008
Thị trường thuỷ sản Đức
03 | 07 | 2008
Thị trường cá ngừ Châu Á
02 | 07 | 2008
Nhập nguyên liệu thủy sản cần 2 tỷ USD mỗi năm
01 | 07 | 2008
Tin Liên Quan
Tháo gỡ vướng mắc trong tiêu thụ cá tra ở Tiền Giang
8/8/2008 12:00:00 AM
Con cá tra & 1,2 tỷ USD
5/3/2008 12:00:00 AM
Cá tra ở ĐBSCL: Muốn bán phải xin hạ giá
8/13/2008 12:00:00 AM
Giá xuất khẩu cá tra sẽ tăng từ quý III/2011
5/16/2011 12:00:00 AM
Các DN xuất khẩu cá đang "ngồi trên đống lửa"
6/6/2008 12:00:00 AM
Giá cá tra dự báo tiếp tục tăng
3/10/2011 12:00:00 AM
Người nuôi cá tra kiệt sức
6/24/2009 12:00:00 AM
Tồn hơn 30.000 tấn cá tra
6/26/2011 12:00:00 AM
Tìm “đầu ra” cho cá tra quá lứa
7/5/2011 12:00:00 AM
Cá tra giống thiếu về lượng - bất ổn về chất
3/9/2011 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn