Chủ trì hội thảo là Georgi Petorov, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Nga. Trả lời phỏng vấn quan sát viên Đài Tiếng nói nước Nga, bắt đầu từ những năm 1950 trong thế kỷ trước, Việt Nam đã xây dựng được khoảng 300 xí nghiệp, đưa các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện với tổng công suất hơn 4.000 MW đi vào hoạt động.
Hiện nay, dẫn đầu trong hợp tác Nga-Việt là Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro, theo thoả thuận giữa các nguyên thủ quốc gia sau năm 2010, cơ sở liên doanh này vẫn tiếp tục hoạt động, nhưng dưới hình thức mới về tổ chức và pháp lý. Ngoài Vietsovpetro, tại Việt Nam đang có 54 cơ sở liên doanh Nga-Việt, với tổng trị giá đầu tư 303 triệu USD.
Có đủ cơ sở để nói rằng trong năm 2008, tổng kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa hai nước sẽ đạt con số 1,5 tỷ USD và đến năm 2010 sẽ đạt tới 3 tỷ USD.
* Việt Nam và Nga thành lập hãng dịch vụ nối kết liên lạc di động. Hiệp định tương ứng về thành lập cơ sở liên doanh được ký kết ngày 8/7 tại Hà Nội. Bình luận viên Đài Nga cho rằng:
Việc nguồn vốn đầu tư và công nghệ Nga đến thị trường Việt Nam là sự kiện có tính biểu tượng, theo đánh giá của các chuyên viên, thị trường liên lạc di động ở Việt Nam chứa đựng những tiềm năng phát triển rất lớn. Ngoài ra, nhờ vị trí địa lý của mình, Việt Nam đã trở thành tâm điểm trong kế hoạch phổ cập hoạt động của Vimpelcom sang các nước khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Campuchia, Lào và Mianma.
Phát triển năng động sự hợp tác đa dạng với các nước Châu Á-Thái Bình Dương, đó là đường lối chiến lược của Nga. Qua việc thành lập cơ sở liên doanh Nga-Việt về nối kết liên lạc di động, chúng ta đang thấy minh chứng về sự quan tâm của các công ty Nga. Những khả năng tiềm ẩn của Châu Á-Thái Bình Dương quả thật là khổng lồ, cư dân các nước của khu vực này chiếm hơn 30% dân số toàn hành tinh, chiếm xấp xỉ 60% GDP, gần 59% tổng kim ngạch thương mại và hơn 40% tổng đầu tư của thế giới.
Nền kinh tế của khu vực được định tính bởi những thay đổi nhanh chóng, nhờ đó mà từ vị trí một nền nông nghiệp nguyên liệu phụ thuộc của các nước đang phát triển đến đầu thế kỷ 20, Châu Á-Thái Bình Dương đã biến thành một trung tâm thế giới về chế tạo những sản phẩm công nghiệp hiện đại. Nhưng cũng phải thấy rằng Nga có những thế mạnh của mình để đề xuất với các đối tác Châu Á-Thái Bình Dương, ở đây không chỉ nói về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, về xây dựng đường ống dẫn dầu Đông Xibiri-Thái Bình Dương, hay khai thác các mỏ khoáng sản trên thềm lục địa Sakhalin. Sự phát triển ngày càng tích cực của hợp tác năng lượng đang được bổ sung bởi những hoạt động hỗ trợ lẫn nhau một cách rộng mở cùng với các nước Châu Á-Thái Bình trong lĩnh vực công nghệ cao. Không phải vô cớ mà khu vực Châu Á-Thái Bình được mệnh danh là "Khu vực của thế kỷ 21, đầu tầu của nền kinh tế thế giới".
Như một cây cầu nối với Châu Á và Châu Âu, Nga quan tâm một cách nghiêm túc đến việc phát triển hợp tác qui mô và dài hạn với các nước Châu Á-Thái Bình.