Miêu tả |
Chương trình mía đường là chương trình lớn đầu tiên cho ngành nông nghiệp theo chủ trương hiện đại hoá nông thôn. Chương trình được coi là thích hợp cho mục tiêu này vì nó bao gồm cả hai mặt cơ bản: xây dựng các nhà máy công nghiệp ở vùng nông thôn nhằm thu hút lao động dư thừa, và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung ở vùng xâu, vùng xa, vùng nghèo, những nơi đòi hỏi phải có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ các cây lương thực sang các cây công nghiệp có giá trị hàng hoá kinh tế cao hơn.
Sau 5 năm thực hiện chương trình, sản xuất đường trong nước đã tăng nhanh chóng và đến năm 2000, Việt Nam đã đạt được mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn mía đường theo đúng thời hạn đề ra. Cũng trong năm này, lần đầu tiên sản xuất trong nước đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong nước.
Tuy nhiên, vào thời điểm đạt được mục tiêu về sản lượng ngành mía đường phải đối mặt với những thử thách khắc nghiệt của sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, Việt Nam đang ngày càng tiến dần đến hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới với những cam kết về mở cửa thị trường trong nước đối với nhiều mặt hàng, trong đó có đường. Liệu ngành đường Việt Nam có đủ sức đứng vững và phát triển ổn định trước những thách thức đang và sẽ nảy sinh không? Báo cáo này nhằm mục đích cung cấp một bức tranh tổng thể về tình hình hiện tại của ngành công nghiệp mía đường Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể phần nào trả lời được câu hỏi nêu trên.
|
Báo cáo |
Tải file
- Định dạng - Word file
|
Báo cáo tóm tắt |
Tải file
- Định dạng - Word file
|