Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Pakistan sẽ không phải nhập khẩu đường trong năm nay
12 | 08 | 2008
Theo các nhà sản xuất và nhập khẩu Pakistan, năm nay nước chắc chắn sẽ không phải nhập khẩu đường, ngay cả khi nước này đã rỡ bỏ thuế nhập khẩu đường vào tuần trước, nhờ dự trữ đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước.^
Tuần trước, Pakistan đã cấm xuất khẩu đường và rỡ bỏ 25% thuế nhập khẩu, trước khi bắt đầu tháng ăn chay Ramandan của người Hồi giáo vào tháng 9. Trong thời gian này, các thương nhân thường tăng dự trữ các mặt hàng thực phẩm.

Với tổng lượng trữ lượng gần 2 triệu tấn, các thương nhân không còn phải lo lắng thiếu cung ở giai đoạn giáp vụ, trước khi vụ mới bắt đầu vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12. Theo Hiệp hội này, tính đến 15/7, tập đoàn thương mại của Pakistan đang dự trữ khoảng 425.000 tấn và khối lượng này ở các nhà máy là 1,84 triệu tấn.

Các thương nhân cho biết, giá đường thế giới đang ở mức cao hơn giá bình quân trong thị trường nội địa, do vậy sẽ không khuyến khích nhập khẩu đường. Hiện nay, giá bình quân trên thị trường thế giới là khoảng 34 rupi/kg, trong khi đó giá trung bình trong nước là 32 rupi/kg.

Được biết, Pakistan đã tăng thuế nhập khẩu đường lên tới 25% vào tháng 11/07 và giảm 15% thuế xuất khẩu đường nhằm khuyến khích xuất khẩu, sau khi nước này bội thu trong niên vụ mía đường vừa qua, với sản lượng đạt khoảng 4,7 triệu tấn trong niên khoá tài chính 2007/08 (từ tháng 7/07 – tháng 6/08).

Sự thay đổi này cho phép Pakistan, nước phải nhập khẩu đường trong những năm gần đây, đã lần đầu tiên xuất khẩu trở lại sau 5 năm, vào tháng 1 vừa qua. Tính đến thời điểm lệnh cấm xuất khẩu được áp dụng, nước này đã xuất khẩu được khoảng 300.000 tấn đường.

Trong khi đó, các thương nhân và chủ nhà máy dự báo, sản lượng đường của nước này sẽ giảm xuống mức 3,7-3,8 triệu tấn trong niên vụ năm nay. Mặc dù vậy, họ cho biết sẽ không có sự thiếu hụt cung đường.

Khả năng về giảm sản lượng trong niên vụ này so với mức đã dự báo trước đây ngày càng tăng, chủ yếu là do giảm diện tích canh tác, khi nhiều nông dân đã chuyển sang trồng lúa, do giá các loại ngũ cốc đang tăng cao, cả ở thị trường trong nước và quốc tế.

Nông dân cũng lo ngại về việc không được các nhà máy thanh toán và một số không thể chi trả cho việc mua đủ lượng phân bón vì giá tăng cao do dó, lợi nhuận sẽ ít hơn, trong khi nguồn nước đang thiếu hụt ở một số khu vực.



Nguồn: agroviet.gov.vn
Báo cáo phân tích thị trường