Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá hạt tiêu thế giới sẽ bắt đầu tăng lên
30 | 09 | 2008
Khan hiếm nguồn cung và nhu cầu mạnh sẽ đẩy giá hạt tiêu tăng lên. Thị trường hạt tiêu thế giới sẽ sôi động dần lên từ cuối thán 9 - đầu tháng 10, khi khách hàng trở lại thị trường sau kỳ nghỉ hè, đẩy nhu cầu tăng lên không chỉ ở thị trường nội địa của các nước sản xuất mà cả trên thị trường xuất khẩu. Ngành rang xay hạt tiêu bắt đầu mua vào để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong mùa đông và mùa lễ hội – đang đến gần.
Giá hạt tiêu thế giới thời gian qua thấp không phải do thừa cung, mà do thiếu cầu. Thông thường, tháng 8 là tháng giao dịch hạt tiêu thiếu sôi động và giá thường tăng vào thời điểm mùa hè kết thúc. Trên thực tế, nguồn cung hạt tiêu thế giới đang rất hạn hẹp. Lượng bán ra mỗi ngày trên thị trường Ấn Độ rất ít. Indonexia chưa vào vụ thu hoạch. Việt Nam cũng chỉ còn khoảng 10.000 tấn tồn kho từ vụ trước. Với dự báo nguồn cung trong khoảng 6 tháng tới sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu, các nhà sản xuất đang trữ lượng hàng ít ỏi của mình lại để chờ giá tăng trong những tháng tới.
Uỷ ban Hạt tiêu Quốc tế (IPC) dự báo thị trường hạt tiêu thế giới năm nay sẽ thiếu hụt 54.000 tấn. Indonexia sẽ bắt đầu thu hoạch tiêu trong tháng 9 này, song sản lượng sẽ chỉ khoảng 15.000 tấn, giảm 10 – 15 % so với mức 20.000 – 25.000 thông thường. Sản lượng hạt tiêu Braxin dự báo sẽ khoảng 25.000 – 30.000 tấn trong năm nay. Sản lượng của Việt nam vụ thu hoạch tới cũng sẽ giảm khoảng 10% xuống khoảng 90.000 tấn. Với nguồn cung bổ xung ít ỏi từ Indonexia, tình trạng khan hàng như hiện nay khả năng sẽ còn kéo dài tới khi Việt Nam thu hoạch vụ mới, khoảng tháng 3-4/2009.
Đồng Rupi của Ấn Độ tăng giá mạnh so với Đôla Mỹ khiến cho hạt tiêu Brazil trở nên cao giá hơn so với nhiều xuất xứ khác. Việc giá hạt tiêu Ấn Độ cao hơn giá ở Brazil có thể sẽ khiến cho dòng chảy hạt tiêu Brazil đổ vào Ấn Độ, bởi các nhà chế biến hạt tiêu Ấn Độ cần phải nhập khẩu thêm hạt tiêu nguyên liệu về chế biến và tái xuất khẩu. Sri Lanka đang đề nghị Ấn Độ xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu 2.500 tấn hạt tiêu từ Sri Lanka. Nếu đề nghị này được chấp thuận, nhập khẩu tiêu vào Ấn Độ sẽ còn mạnh hơn nữa.
Xuất khẩu hạt tiêu Ấn Độ giai đoạn tháng 4-7/2008 đã giảm xuống 9.500 tấn, so với 12.050 tấn cùng kỳ năm ngoái, trị giá 1.600 triệu Rupi, cũng giảm so với 1.730 triệu Rupi cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù đơn giá hạt tiêu xuất khẩu tăng từ 143 Rupi lên 169 Rupi/kg, song khối lượng xuất khẩu giảm đã làm giảm doanh thu từ xuất khẩu loại gia vị này. Xuất khẩu hạt tiêu Ấn Độ sang Mỹ 6 tháng đầu năm nay giảm 1.619 tấn xuống còn 4.924 tấn so với 6.543 tấn trong 6 tháng đầu năm 2007. Tuy nhiên, tình trạng cạn hàng từ Việt Nam và Inđônêsia hiện nay có thể sẽ khiến các nhà nhập khẩu phải tìm đến tiêu Ấn Độ dù giá cao.
Những loại gia vị chính mà Ấn Độ xuất khẩu là hạt tiêu, nghệ, ớt, thìa là, các sản phẩm bạc hà, dầu và nhựa dầu. Mặc dù đơn giá xuất khẩu tăng, xuất khẩu hạt tiêuị giảm xuống 11.250 tấn (so với 15.620 tấn cùng kỳ năm ngoái) và trị giá giảm xuống 1906,5 triệu Rupi (so với 2264,4 triệu Rupi). Đơn giá xuất khẩu hạt tiêu đã tăng từ 144,97 Rupi/kg lên 169,47 Rupi/kg. Ngoài Ấn Độ, xuất khẩu của hầu hết các nước sản xuất khác đều tăng khá. Xuất khẩu tiêu của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay đã tăng 11% lên mức 66.200 tấn. Như vậy, xuất khẩu hạt tiêu của Việt nam năm nay sẽ đạt khoảng 75.000 tấn, so với 83.000 tấn năm ngoái. Chi phí sản xuất ở Việt Nam đã tăng lên do tỷ lệ lãi suất và giá phân bón và nhiên liệu đều tăng cao. Việt Nam cũng có thể cũng phải mua thêm hạt tiêu nguyên liệu để chế biến và tái xuất khẩu.
Trên thị trường thế giới, hạt tiêu Ấn Độ, C&F châu Âu hiện đang có giá 3.475 USD/tấn, c&f Mỹ giá 3.525 USD/tấn. Hạt tiêu L Asta của Inđônêsia đang được chào giá 3.500-3.600 USD/tấn. Giá tiêu Braxin hiện khoảng 3.000 USD/tấn. Hạt tiêu Việt nam ở mức giá khoảng 2.850 3.025 USD/tấn. Với cơ hội tăng giá đang tới gần, dự báo từ tháng 10 đến tháng 12, giá các loại sẽ tăng thêm 100-300 USD/tấn.




Nguồn: vinanet
Báo cáo phân tích thị trường