Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL giảm 30%
27 | 05 | 2009
Hiện nay, diện tích thả nuôi cá tra tại ĐBSCL chưa được 1.000 ha mặt nước, thấp hơn cùng kỳ năm trước đến 30% diện tích. Điều này báo trước nguồn nguyên liệu sẽ cung không đủ cầu cho các nhà máy vào dịp Noel hàng năm.

Phần lớn người nuôi cá tra cho rằng họ khó tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, trong khi các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu dễ dàng tiếp cận hơn. Trong khi đó, đại diện một số ngân hàng thương mại nói rằng, nhiều hộ nuôi cá còn nợ ngân hàng nên chưa thể tiếp tục cho vay mới để khôi phục diện tích ao nuôi. Cục Nuôi trồng thủy sản đang đề nghị Nhà nước khoanh nợ, giãn nợ cho người nuôi cá tra bị thua lỗ trong 2 năm qua để khôi phục nguồn nguyên liệu. Cục cũng đưa ra quy hoạch phát triển vùng nuôi cá tra trọng điểm An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Sóc Trăng và Trà Vinh đến năm 2010 khoảng 8.600 ha, sản lượng cá nguyên liệu 1,250 triệu tấn và chế biến phi-lê 500.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu từ 1,3 - 1,5 triệu USD.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia ở ĐBSCL, thay vì cứ quy hoạch diện tích, sản lượng…; các nhà quy hoạch nên xoay sang hướng quy họach chuỗi giá trị, phát huy tối đa giá trị từng tác nhân thì tình hình sẽ đổi khác. Không chỉ coi trọng phi - lê ( lọai 800-900 gr) mà phải tìm công nghệ nâng cao giá trị phi-lê, mỡ cá tra (có chứa Omega 3) và khai thác giá trị loại cá tra có trọng lượng trên 1 kg.

Cũng theo các chuyên gia, việc bảo vệ nguồn nước phải trở thành quy chuẩn bắt buộc. Hiện nay chỉ có 388 ha (chiếm 22%) diện tích nuôi có báo cáo tác động môi trường.



Nguồn: www.sgtt.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường