Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
TIẾP CẬN GIÁO DỤC ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
04 | 01 | 2009
Kết quả đánh giá đói nghèo năm 2005 cho thấy, Việt Nam đã đạt được thành công đáng kể về xoá đói giảm nghèo trong những năm qua. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 27% vào năm 1998 xuống còn 20% vào năm 2002, hiện nay là 14%. Tuy nhiên, về mặt giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số vãn đang rất tụt hậu nhiều so với các vùng khác của đất nước. Đó là nhận định tại cuộc hội thảo “”Nguồn lực và tiếp cận nguồn lực phát triển của cư dân nông thôn miền núi do Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, Trung tâm AGRINFO phối hợp tổ chức vừa qua.
Tình hình này thể hiện trước tiên ở cơ sở vật chất và các phương tiện giáo dục . Theo báo cáo của UBDT và UNICEF năm 2003 cho thấy, mặc dù có  nhiều trường và lớp học mới được xây dựng từ chương trình 135 tuy nhiên vẫn tồn tại tình trạng thiếu lớp học. Nhiều lớp tiểu học và trung học cơ sở tại địa bàn phải dạy ghép học ghép mấy khối cùng một lớp. Ngay cả khi số học sinh có thể đáp ứng cho việc tách lớp thì chính các bậc phụ huynh lại muốn  con họ học lớp ghép thay vì đến một cơ sở giáo dục khác để học cho phù hợp. Báo cáo này cũng cho biết trang thiết bị của lớp học  thường trong tình trạng bị hư hỏng hoặc kém chất lượng, các trường học chủ yếu làm bằng tranh tre, nứa lá, các lớp học mẫu giáo thường là tạm bợ hoặc mượn tạm nhà dân.

Chương trình xoá phòng học tranh tre nứa lá của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được triển khai từ năm 20033 nhưng cho tới nay vẫn chưa xoá được hế số trường, lớp như thế này. Đối với các trường phổ thông dân tộc nọi trú, cơ sở vật chất còn hạn chế hơn rát nhiều, tuy nhiên theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hệ thống này đã được đầu tư, củng cố và phát triển hơn. Những trường này hiện đang chuyển sang đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số.

Bên cạnh những khó khăn trên, đội ngũ giáo viên miền núi chưa đạt chuẩn theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chiếm một tỷ lệ lớn. Tại một số vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ giáo viên không đạt chuẩn lên tới 50%. Cản trở về ngôn ngữ cũng là một vấn đè mà nhiều trường thường gặp phải. Khâu tuyển dụng giáo viên người dân tộc thiểu số ở địa phương cũng khó khăn do thiếu học sinh tham gia các lớp đào tạo cao đẳng và đại học.

Trao đổi về những nguyên nhân của tình trạng khoảng cách giáo dục giữa miền ngược và miền xuôi, thạc sĩ Ngô Vi Dũng- thuộc AGROINFO cho biết: Người dân, nhất là người nghèo, phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số chưa được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ xã hội cơ bản. Với những dịch vụ giáo dục có chất lượng cao thì chi phí cũng quá cao, không tương xứng với thu nhập của họ. Tình trạng thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, lớp học, lớp mẫu giáo ở các thôn bản cũng khá phổ biến. Vẫn còn nhiều phòng học tạm, phòng học bán kiên cố với hệ thống nước sạch và vệ sinh hạn chế. Chương trình miễn giảm học phí cho học sinh nghèo nhiều khi hỗ trợ không đúng đối tượng…

Đây chính là một  trong những cản trở khiến cho việc tiếp cận giáo dục của đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn hơn, cũng như công tác xoá đói giảm nghèo bị hạn chế hơn.


AGROINFO
Báo cáo phân tích thị trường