Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chiến lược trung hạn về an toàn thực phẩm và sức khoẻ động thực vật tại các nước đang phát triển
09 | 07 | 2007
Ngày 18/12 vừa qua, tại Rome, Italia, 5 tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ và đại diện của những nước hưởng lợi đã phê chuẩn một chiến lược trung hạn cùng góp sức giúp các nước đang phát triển tuân thủ theo những tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và sức khoẻ động thực vật.

Chiến lược trên được cơ quan tiêu chuẩn và phát triển thương mại (STDFF) ủng hộ thông qua việc tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện đúng theo những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế (SPS). Cho tới nay, STDF đã phê duyệt 23 dự án và chuẩn bị tài trợ cho 21 dự án hỗ trợ các nước đang và kém phát triển.

Được thành lập từ năm 2002, STDF là một quỹ tín thác của 5 tổ chức lớn: Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc (FAO), Ngân hàng thế giới, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức sức khoẻ động vật thế giới (OIE) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây là cam kết tham gia tiếp theo cam kết tại Hội nghị cấp bộ trưởng của WTO tại Doha tháng 11/2001. SDFT do WTO quản lý.

Cuộc họp lần này diễn ra tại Rome do FAO chủ trì với đại diện đến từ các tổ chức khác, các nhà tài trợ và các nước đang phát triển. Chiến lược mới giúp SDFT đẩy mạnh mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực, có vai trò lớn hơn trong việc hoạt động như một đơn vị điều phối, huy động tài trợ và xác định cũng như phổ biến biện pháp tốt nhất trong hợp tác kỹ thuật và xây dựng nhân lực liên quan tới SPS. Với số vốn từ các nhà tài trợ trong các dự án hợp tác kỹ thuật liên quan tới SPS ngày càng tăng, việc nhận dạng và thực hiện những quy trình sản xuất kinh doanh hàng hoá chuẩn đem lại lợi ích cho cả nhà tài trợ và đối tượng hưởng lợi.

Đến nay, đã có 11 nhà tài trợ cam kết đóng góp vốn cho STDF. Thông qua việc triển khai chiến lược mới, hy vọng vốn hoạt động hàng năm sẽ đạt mức 5 triệu USD. Chiến lược trung hạn này cũng đóng vai trò như một bánh lái tạo điều kiện dễ dàng, thuận tiện hơn trong huy động tài trợ, các dự án tài trợ đang trong giai đoạn chuẩn bị sẽ sử dụng kênh vốn từ cộng đồng các nhà tài trợ lớn hơn. 40% nguồn tài trợ được cam kết dành cho các nước kém phát triển và những nền kinh tế có thu nhập thấp khác.

Hỗ trợ các nước đang phát triển áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế do Uỷ ban thực phẩm, Hiệp định bảo vệ thực vật quốc tế, Tổ chức sức khoẻ động vật thế giới đưa ra giúp các nước đang phát triển tiếp cận và duy trì được thị trường. Đồng thời cũng cải thiện sức khoẻ con người, động thực vật trong nước.



(Theo Foodsafety)
Báo cáo phân tích thị trường