Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ấn Độ: Cung hạt điều thô giảm 10 – 15%
30 | 05 | 2011
Cung điều thô nội địa của Ấn Độ có thể giảm 10 – 15% trong niên vụ 2011 – 2012. Những ước đoán trước đó thậm chí còn có mức giảm đến 30 – 40%. Tuy nhiên, những chuyên gia nước này cho biết mùa màng hiện tốt hơn dự đoán trước đó.
Cung thế giới thiếu hụt
Sự suy giảm nhẹ nguồn cung nội địa diễn ra trong khi thế giới đang diễn ra thiếu hụt cung điều thô. Nguồn cung từ Bờ Biển Ngà giảm do tình hình chính trị tại nước này. Những chuyên gia trong ngành điều thế giới cho biết Brazil cũng sẽ phải nhập khẩu điều thô do nguồn cung nước này cũng giảm trong niên vụ 2011 – 2012.

Brazil là nhà cung cấp hat điều chủ chốt cho thị trường Mỹ. Các nước chế biến điều sẽ phải bước vào một cuộc cạnh tranh quyết liệt để giành quyền nhập khẩu từ các nước châu Phi. Cuộc cạnh tranh này sẽ càng làm căng thẳng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Diễn biến giá
Giá điều thô đã trải qua thời kỳ tăng giá mạnh, đến 80% trong năm 2010 do nguồn cung thiếu hụt và cuộc cạnh tranh thu mua nguyên liệu thô giữa các nước chế biến. Giá điều nhân đã tăng từ mức giá 423 Rs/kg hồi đầu vụ, lên mức 460 Rs/kg hiện nay. Bất chấp giá cao, nhu cầu đối với tất cả các phân khúc sản phẩm chế biến từ điều vẫn ổn định. Tuy nhiên, theo các chuyên gia điều tại Ấn Độ, nhu cầu thị trường bán lẻ có thể suy giảm.

Công suất chế biến
Nhu cầu điều nhân tăng trưởng với tốc độ ổn định 18% trong năm 2010. Tuy nhiên, công suất chế biến điều của Ấn Độ đã giảm gần 25% do thiếu nhân lực. Thiếu hụt nguồn cung điều thô, đẩy giá điều nhân cao hơn, cũng làm giảm động lực sản xuất của các nhà chế biến nước này.

Cầu giảm
Tăng trưởng cầu trực tiếp ảnh hưởng đến biến động giá. Cầu cao, công suất chế biến giảm, khiến thị trường điều càng trở nên nóng hơn. Tuy vậy, giá cao sẽ làm giảm cầu, và các chuyên gia ngành điều Ấn Độ lo sợ người tiêu dùng có thể thay thế điều bằng các sản phẩm khác có giá rẻ hơn.

Kim Dung
Nguồn: The Economic Times


Báo cáo phân tích thị trường