Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhà xuất khẩu và nông dân Thái Lan hợp tác để kiểm soát giá tôm
22 | 06 | 2011
Các nhà xuất khẩu và nông dân Thái Lan đang dần điều chỉnh sự tăng giá các sản phẩm tôm trên thị trường toàn cầu.

Do sản lượng tôm suy giảm 15% so với cùng kỳ năm 2010, giá tôm đã tăng 40 – 50% trong những tháng đầu năm 2011. Hiệu ứng tăng giá sẽ tiếp tục được quan sát trong suốt quý 2. Nông dân Thái Lan ước tính sản lượng sẽ giảm 10 – 15% trong quý 2/2011. Để giải quyết tình trạng tăng giá tôm nguyên liệu, TUF – một trong những nhà xuất khẩu tôm hàng đầu Thái Lan, đã điều chỉnh cách giao dịch với các nhà nhập khẩu và nông dân nuôi tôm.

Các nhà nhập khẩu hiện thay đổi cách đặt hàng với các nhà xuất khẩu theo ba cách: chuyển hàng theo tuần đối với các đơn hàng theo tháng, hợp đồng vận chuyển hàng trung hạn đối với thời hạn 3 – 6 tháng và dài hạn với thời hạn 6 – 12 tháng. Thậm chí, thời gian vận chuyển tối đa dài 3 tháng cũng khiến các nhà nhập khẩu phải có kế hoạch quản trị rủi ro.

Đồng thời, nông dân cũng đang thay đổi cách thức giao dịch: thay vì chờ thời hạn hợp đồng chấm dứt, nông dân Thái Lan hiện ưa thích nhận được tiền với giá hàng giao ngay. Do nông dân thường nhận được giá thấp hơn 30 – 40% đối với các hợp đồng so với giá thị trường, nên hiện họ không còn chấp nhận ký các hợp đồng giao hàng tương lai.

TUF hiện đã chuyển các hợp đồng thu mua hàng tương lai sang các hợp đồng giao ngay – trả tiền mặt nhằm đảm bảo nguồn cung tôm nguyên liệu. Công ty cũng đang hợp tác vớii nông dân trong hoạt động nghiên cứu – phát triển và quản trị marketing để đối phó với những bất ổn về giá.

Thị trường thức ăn chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng. Các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi cho biết các nông dân nuôi tôm tại Chachoengsao hưởng lợi nhờ giá cao, giúp thúc đẩy lợi nhuận vào năm 2011 bất chấp chi phí nguyên liệu thô tăng lên. Nông dân Thái Lan không phản ứng mạnh với giá thức ăn chăn nuôi và các nguyên liệu thô khác tăng cao do họ sẽ được bù đắp bởi giá tôm cao, do vậy hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại Thái Lan vẫn tốt.

Khu vực phía Đông Thái Lan là khu vực nuôi tôm lớn thứ 2 của nước này, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng tôm của nước này. Miền Nam Thái Lan là khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng lũ lụt đã làm thiệt hại nặng nề khu vực nuôi tôm này. Sản xuất tại phía Đông và Trung Thái Lan đang nỗ lực để bù đắp sự suy giảm nguồn cung này.

Trong tháng 4, Hiệp hội các nhà sản xuất thực phẩm đông lạnh Thái Lan (TFFA) cho biết lũ lụt và lở đất tại các tỉnh miền Nam nước này đã làm giảm 15%, tương đương khoảng 50 ngàn tấn tôm tại khu vực này, khiến khu vực này khong thể đạt mục tiêu xuất khẩu trong năm nay.

Kim Dung AGROINFO

Theo fis.com


Báo cáo phân tích thị trường