Khu vực nhà sản xuất nhỏ đóng góp đến 95,5% tổng sản lượng; trong khi đó, khu vực sản xuất nhà nước chỉ đóng góp 4,5%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên trong tháng 5 giảm 18,1%, tương đương 17.944 tấn so với tháng 4. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu theo năm tính đến tháng 5 lại tăng 26,4%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là SMR, chiếm 95,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó, 43,1% là mặt hàng SMR 20.
Cao su Malaysia chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, chiếm đến 42,5%, Đức (14%), Hà Lan (4,8%), Mỹ (3,3%), Iran (3%), Hàn Quốc (3%) và Thổ Nhĩ Kỳ (2,8%).
Nước này cũng nhập khẩu 45,8 ngàn tấn cao su trong tháng 5, giảm nhẹ 0,8% so với tháng 4; giảm 7,9% so với cùng kỳ năm 2010. Chủng loại nhập khẩu chính là mủ latex cô đặc, chiếm 50,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Thái Lan là nhà cung cấp chính cho nước này, chiếm 70,2%, Việt Nam (6,5%), Philippines (5,5%) và Myanmar (3,3%).
Tiêu dùng cao su nội địa của Malaysia tăng 1,5%, lên mức 32.625 tấn so với tháng 4, nhưng giảm 19,6% tính theo năm. Ngành công nghiệp sản xuất găng tay cao su là nơi tiêu thụ chính cao su tự nhiên, chiếm đến 68,6%.
Mức dự trữ cao su tự nhiên của nước này trong tháng 5 giảm 7,3%, xuống mức 117,6 ngàn tấn, so với tháng trước, và giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2010.
Kim Dung AGROINFO
Theo The Star