Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thặng dư gạo sẽ giảm 90% vào cuối thập kỷ
17 | 07 | 2011
Thu hẹp đất nông nghiệp, tình trạng thiếu lao động tăng cùng tình hình cải thiện năng suất không hiệu quả sẽ khiến sản lượng gạo giảm mạnh.

Nếu đất nông nghiệp ở các quốc gia xuất khẩu hàng đầu ngày càng được đưa vào sử dụng trong công nghiệp cùng điều kiện thời tiết khắc nghiệt, giá cạo sẽ tiếp tục ở mức cao. Tăng trưởng dân số cũng thúc đẩy nhu cầu, thặng dự gạo được dự báo sẽ giảm đáng kể vào cuối thập kỷ này.

Theo ước tính của FAO, thặng dư gạo trong 3 năm tới sẽ ở mức 2 triệu tấn. Nhưng đến cuối thập kỷ này, mức thặng dư sẽ giảm 90% xuống còn 200.000 tấn trong điều kiện thời tiết bình thường.

Nguồn cung dồi dào có thể khiến giá gạo vẫn đứng tách biệt với nguồn lương thực chính của châu Á trong ít nhất hai năm nữa trong lúc giá các ngũ cốc khác đều đã tăng đáng kể. Nhưng giá gạo tăng cao hơn sẽ dẫn đến lo sợ lạm phát giá thực phẩm, gợi lại nỗi sợ từ cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu 2007/2808 đã dẫn đến các cuộc bạo loạn ở một số nước đang phát triển.

Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết giá gạo luôn duy trì ở mức cao kể 2007/2008. Giá gạo chuẩn Thái Lan đã tăng ít nhất 40% trong năm năm qua.

"Chúng tôi dự đoán giá gạo thế giới tiếp tục duy trì trên mức đã thấy kể từ này trở lại trước năm 2006", Concepcion Calpe, một nhà kinh tế cấp cao của FAO cho biết, thêm vào đó chi phí sản xuất cao hơn do cạnh tranh về đất, nước, năng lượng, phân bón và lao động đã ủng hộ dự báo này.

Điều đó có thể trở nên tồi tệ hơn trong thập kỷ tới nếu hai nước xuất khẩu hàng đầu Thái Lan và Việt Nam chuyển đổi đất sử dụng, nguồn nước và tình trạng thiếu lao động cùng tình hình cải thiện năng suất không hiệu quả.

Thương nhân, các nhà phân tích cho rằng một cú sốc nguồn cung, hoặc bất kỳ động thái quyết liệt của chính phủ Thái Lan can thiệp vào thị trường, có thể đẩy giá tăng.

Kế hoạch của Đảng Puea Thai mua gạo từ nông dân với giá 15.000 baht mỗi tấn có thể đẩy giá gạo xuất khẩu lên tới 870 USD/tấn, nhưng không kì vọng nhằm kích thích tăng sản như khi chính phủ hạn chế chỉ mua 1/4 tổng sản lượng .

Tự cung tự cấp, nhưng trong bao lâu?

Trung Quốc cũng ngày càng đối mặt với thời tiết khắc nghiệt như hạn hán kéo dài, lũ lụt ở các khu vực trồng lúa, dẫn đến việc phải mua nông sản, bao gồm cả gạo, từ nước láng giềng Việt Nam

Nỗi sợ nguồn cung cũng đã dẫn đến việc một số nước nhập khẩu gạo lớn như Indonesia và Philippines muốn thúc đẩy sản lượng ngũ cốc trong nước.

Philippines, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong những năm gần đây, đưa ra mục tiêu nhập khẩu ít hơn 500.000 tấn vào năm 2012, thấp hơn mức kỷ lục 2,45 triệu tấn vào năm ngoái.

Bộ trưởng Nông nghiệp Proceso Alacala nói rằng: “Philippines hy vọng sẽ tự cung tự cấp gạo vào năm 2013 và đang tìm kiếm khả năng xuất khẩu gạo sau năm 2013”. Để đạt được điều đó, Bộ Nông nghiệp đã đề ra mục tiêu sản lượng kỷ lục 17,4 triệu tấn lúa gạo trong năm nay và 19,2 triệu vào năm 2012.

Indonesia đặt mục tiêu cho sản lượng lúa kỷ lục trong năm 2011 và để nâng sản lượng hàng năm thêm 5% bằng việc mở rộng 2 triệu ha đất đến năm 2014.

Ông Samarendu Mohanty, nhà kinh tế cao cấp tại Manila-Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế(IRRI) phát biểu: "Tôi nghĩ rằng họ có thể đạt được mục đích đó, cả Philippines và Indonesia. Nhưng đạt được tự cung tự cấp là một chuyện, duy trì được là điều khó khăn hơn",

Tuy nhiên, không thể đoán trước được thời tiết xung quanh khu vực Đông Nam Thái Bình Dương, chẳng hạn hiện tượng La Nina năm ngoái, có thể dễ dàng làm thất bại kế hoạch, Mohanty nói: "Họ có thể tự cung tự cấp với điều kiện thời tiết tốt."

Thị trường sẽ nghi ngờ nếu Indonesia có thể đạt được mục tiêu. Đất nước này đang tìm cách để nhập khẩu thêm gạo trong nửa cuối năm nay, sau khi nhập khoảng 1 triệu tấn trong đầu năm, thương nhân và các quan chức cho biết, động thái lần nữa sẽ lại dẫn tới việc nhảy giá đã diễn ra trong đầu năm nay .

Lạm phát giá thực phẩm

Khi giá đạt đỉnh cao 147 USD một thùng trong năm 2008, dẫn đến giá gạo tăng khuyến khích nông dân chuyển từ lương thực sang các cây trồng làm nguyên liệu xăng sinh học.

Cuộc khủng hoảng lương thực xảy ra sau đó khi Ấn Độ dừng xuất khẩu gạo để bảo đảm nguồn cung cấp trong nước, trong khi Việt Nam cấm các hợp đồng xuất khẩu mới từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2008 để đáp ứng nhu cầu nội địa, dẫn đến việc thắt chặt cung toàn cầu đã làm giá tăng gấp 3 lần trong năm đó.

Nhưng tuần này, Ấn Độ đã đồng ý cho phép xuất khẩu 1 triệu tấn gạo từ kho dự trữ đang phình lên.

Năm 2006, trước cuộc hoảng loạn, giá gạo chuẩn 100% loại B, loại gạo tăng giao dịch khoảng 380 USD/tấn. Trong tháng 4 năm 2008, giá đạt mức kỷ lục là 1.080 USD/tấn, sau động thái nhằm hỗ trợ giá gạo trong nước ở Thái Lan.

Giá gạo hiện nay vẫn được coi là ổn định khoảng 550 USD/tấn, và FAO cho biết các loại ngũ cốc sẽ lại ở mức cao lịch sử. Tăng giá lúa mì, ngô và đậu tương đã đẩy chỉ số lương thực của FAO lên kỷ lục vào tháng Hai .

Ứng phó với sản lượng

Giá gạo cao đã khiến Thái Lan và Việt Nam khuyến khích nông dân sản xuất nhiều hơn, thông qua năng suất cao hơn, nhưng các nhà phân tích nói rằng khó có khả năng đẩy sản lượng cao hơn nhiều trong vài năm tới.

Theo ông Prasert Gosalvitra, Tổng giám đốc của cơ quan xuất khẩu gạo Thái, nước xuất khẩu hàng đầu Thái Lan có 9,1 triệu ha (22,5 triệu mẫu) trồng lúa, do tình trạng thiếu đất, đang thử nghiệm trên một giống lai mới để giúp nâng sản lượng hàng năm lên 35 triệu tấn lúa vào năm 2015,

Prasert nói : "Chúng tôi cần phải duy trì diện tích lúa ở cấp độ này và làm tất cả những gì có thể để tăng sản lượng nhằm duy trì khả năng cung ứng cho người dân và vị trí nước xuất khẩu số một".

Theo Bộ Nông nghiệp Việt Nam - nước xuất khẩu lớn thứ hai,Việt Nam có 7,0 triệu ha trồng lúa. Đô thị hóa và công nghiệp hóa có thể làm giảm diện tích, nếu Việt Nam đưa ra mục tiêu sản xuất 44 triệu tấn một năm, so với 40 triệu hiện nay thì đòi hỏi phải có kĩ thuật canh tác tốt hơn để nâng cao năng suất.

Ông Bùi Chí Bửu, Giám đốc của Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam cho rằng: “Chúng ta có thể đạt mốc 44 triệu đến 45 triệu tấn mỗi năm nếu các cánh đồng được hợp nhất và việc thâm canh được thực hiện”.

Theo Gafin



Báo cáo phân tích thị trường