Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tình hình nhập khẩu gia súc, gia cầm, sản phẩm thịt
01 | 08 | 2011
Dẫn nguồn tin từ Trung Tâm tin học và Thống kê, kim ngạch nhập khẩu gia súc, gia cầm sống và sản phẩm thịt các loại trong tháng 5/2011 đạt 13,3 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 23,5% so với tháng trước.

Tăng mạnh nhất là sản phẩm thịt lợn ướp đông lạnh (tăng 18 lần so với cùng kỳ và tăng gần 3 lần so với tháng trước). Hầu hết thịt và phụ phẩm từ thịt đều tăng ngoại trừ thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ là giảm 39% so với cùng kỳ.

Về cơ cấu nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm thịt các loại vẫn chiếm tỷ trọng lớn, đạt hơn 11,7 triệu USD, chiếm 88% tổng giá trị nhập khẩu. Trong đó, nhập khẩu thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 5,9 triệu USD, bằng 50,4% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm thịt, tiếp đến là nhập khẩu thịt trâu bò tươi ướp đông lạnh đạt 4,2 triệu USD, chiếm 35,6% tỷ trọng.

Kim ngạch nhập khẩu gia súc và gia cầm sống là 1,5 triệu USD bằng 11,2% tổng kim ngạch nhập khẩu bằng 70% so với cùng kỳ và bằng 40,7% so với tháng trước.
 
Kim ngạch nhập khẩu gia súc , gia cầm sống và sản phẩm thịt các loại tháng 5/2011
 
ĐVT: 1000 USD
 

 

Tháng 5/2010

Tháng 4/2011

Tháng 5/2011

So với cùng kỳ

So với tháng trước

Tổng

9993,4

10775,1

13305,2

133,1

123,5

Động vật sống

2191,0

3780,7

1538,9

70,2

40,7

Trâu bò sống

1077,0

2583,8

402,2

37,3

15,6

Lợn sống

0,0

169,3

222,6

 

131,5

Gia cầm

350,9

605,1

396,5

113,0

65,5

Động vật sống khác

763,1

422,5

517,5

67,8

122,5

Sản phẩm thịt các loại

7802,4

6994,4

11766,3

150,8

168,2

Thịt trâu bò ướp đông lạnh

1789,2

2479,4

4229,3

236,4

170,6

Thịt lợn ướp đông lạnh

38,6

251,0

696,4

1805,4

277,5

Thịt cừu hoặc dê ướp đông lạnh

221,5

61,3

544,8

246,0

889,3

Phụ phẩm ăn được sau giết mổ

49,6

140,6

116,1

234,3

82,6

Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ

5303,9

3923,3

5930,5

111,8

151,2

Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ

399,6

 

243,6

60,9

178,7

 
Nguồn cung cấp các sản phẩm thịt chính vẫn là Mỹ với 45% thị phần, trong đó chủ yếu là các sản phẩm và phụ phẩm của gia cầm đạt 2,8 triệu USD, chiếm 40% giá trị nhập khẩu thịt các loại. Ngoài ra, Việt Nam còn nahapj khẩu từ Mỹ các sản phẩm thịt trâu bò, lợn ướp đông lạnh nhưng với tỷ trọng nhỏ. Đứng thứ 2 là thị trường Ấn Độ, chiếm 19% thị phần. Việt Nam nhập khẩu từ Ấn độ thịt trâu, bò đông lạnh với giá 2,2 triệu USD.
 
Thị phần các nước xuất khẩu thịt cho thị trường Việt Nam tháng 5 năm 2011
 

Mỹ

45%

Ấn Độ

19%

Hồng kông

6%

Brazil

6%

Hàn Quốc

85%

Úc

9%

Các nước khác

10%

 
Một thực tế đang diễn ra trong thời gian gần đây là tình trạng “đứt” nguồn cung thực phẩm, nhất là khu vực phía Bắc đã khiến việc nhập lậu mặt hàng gia súc, gia cầm qua các tuyến biên giới tăng mạnh.
 
Từ đầu năm đến hết tháng 5/2011, Việt Nam đã nhập khẩu gần 54.000 tấn thịt. Trong số thịt nhập khẩu, chủ yếu là thịt gia cầm (chiếm trên 97%) thịt đùi, cánh, chân... Lượng nhập khẩu thực phẩm từ gia súc, gia cầm tăng mạnh, đến cuối tháng 6 có khoảng 12 tấn thịt lợn hơi nhập lậu qua biên giới Quảng Ninh. Tuy nhiên, từ đầu tháng 7 tới nay, sau khi thông tin thị trường trong nước “đứt” nguồn cung thì lượng nhập khẩu càng bùng phát mạnh.
 
Theo thống kê, từ ngày 9 đến 15/7/2011, lượng nhập khẩu gia súc, gia cầm qua đường chính ngạch khoảng 755 con trâu, bò từ Thái Lan; 7.967 tấn thịt gia súc, gia cầm đông lạnh qua đường chính ngạch từ các nước Hoa Kỳ, Canada, New Zealand… (trong đó 83,7% thịt gia cầm; 8,9% thịt trâu, bò, dê, cừu; 5,6% thịt lợn và 0,8% là nội tạng gia súc, gia cầm); nhập qua đường tiểu ngạch khoảng 6.436 con trâu, bò sống qua biên giới từ Campuchia.
 
Không chỉ qua đường tiểu ngạch và chính ngạch mà tình trạng nhập lậu các mặt hàng này cũng tăng chóng mặt. Quyền Cục  trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) - cho biết: Vài tháng trước, lợn Việt Nam còn xuất sang Trung Quốc thì đến nay, hiện tượng lợn Trung Quốc đang “chảy” ngược vào nước ta qua đường tiểu ngạch khá phổ biến. Trung bình mỗi ngày có khoảng 25 tấn thịt lợn hơi nhập lậu qua biên giới Lạng Sơn (theo đường mòn, lối mở khu vực Chi Ma). Các đối tượng thường xé lẻ từ 5-7 con/chuyến để dễ vận chuyển, lách qua các trạm kiểm dịch, đưa vào thị trường tiêu thụ.
 
Tình trạng nhập lậu lại “nóng” trên các tuyến biên giới. Các lực lượng chức năng như biên phòng, hải quan, cảnh sát giao thông liên tục bắt giữ với số lượng lớn, tuy nhiên vẫn không kiểm soát xuể. Đội tuần tra kiểm soát giao thông 1-4, Công an tỉnh Quảng Ninh, cho biết: Từ ngày 10/7 đến nay đã kiểm tra, phát hiện hàng chục xe ô tô vận chuyển gà nhập lậu qua địa bàn huyện Tiên Yên, thu giữ trên 30 tấn gà thải loại có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập lậu vào nội địa…
 
Nguyên nhân của sự gia tăng nhập khẩu này là do chênh lệch giá sản phẩm gia súc, gia cầm giữa Việt Nam và các nước láng giềng tương đối cao, nhiều tổ chức, cá nhân đã nhập lậu động vật, sản phẩm động vật qua các tỉnh biên giới phía Bắc,
 
Trước tình trạng trên, Bộ NN&PTNT đã có công điện khẩn gửi chủ tịch UBND 6 tỉnh biên giới phía Bắc (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu) yêu cầu tăng cường quản lý gia súc, gia cầm nhập lậu. Theo đó, Ban chỉ đạo 127 Quảng Ninh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tiếp tục triển khai mạnh lực lượng đấu tranh chống buôn lậu, đặc biệt kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, gia súc, gia cầm, sản phẩm, thủy sản nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ tại khu vực biên giới và lưu thông trên thị trường.

Theo Vinanet



Báo cáo phân tích thị trường