Khác với những mặt hàng tơ lụa, gia vị, vàng, ngũ cốc, đồ sứ… của con đường tơ lụa xưa kia, trong “bức thảm” chiến lược mới đang được dệt lên, những sợi chỉ của nó là dầu mỏ, khí đốt, hoá dầu, công nghệ nước, USD dầu mỏ và kinh nghiệmngân hàng đổ vào phía Đông và sản phẩm tiêu dùng giá rẻ, cơ sở hạ tầng đối với năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ mới, lao động nhập cư và vũ khí đổ về phía Tây dọc theo Con đường Tơ lụa cũ.
Thương mại giữa các quốc gia vùng Vịnh và châu Á đã tăng gấp đôi từ năm 2000 lên khoảng 240 tỷ USD hiện nay. Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất sang các quốc gia vùng Vịnh và là nước lớn duy nhất vẫn duy trì được sự cân bằng chung trong cán cân thương mại của họ với khu vực. Trong năm 2005/06, các dự án đầu tư vào châu Á từ nguồn vốn của các quốc gia vùng Vịnh đã đạt xấp xỉ 160 tỷ USD, xong đây chỉ là phần nhỏ trong tổng số vốn đầu tư như thế này. Các dự án đầu tư giữa Trung Quốc và Arập Xê út, đã được đưa ra hoặc thông qua, tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực như thăm dò và phát triển dầu khí và điện năng, và dự trữ xăng dầu chiến lược của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng hoạt động tích cực theo các thoả thuận kinh doanh và đầu tư với Iran, trên lĩnh vực phát triển đường ống dẫn dầu, cung cấp khí đốt dài hạn và xay dựng cơ sở hạ tầng ở Iran.
Nguồn USD dầu mỏ đổ vào các thị trường tài chính và bất động sản từ Pakistan đến Indonexia có thể tương đương với với tỷ lệ ngày càng tăng trong đầu tư bất động sản của các doanh nghiệp Trung Đông. Việc phát hành trái phiếu Hồi giáo đã tăng lên 40 tỷ USD kể từ khi lần đầu tiên được đưa ra giới thiệu, năm 2002. Với ½ số dân Hồi giáo trên thế giới tập trung vào châu Á và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vùng Vịnh thích hợp với hình thức đầu tư trái phiếu, mối liên kết tài chính và đầu tư có thể tăng cường hơn nữa. Do đó, toàn cầu hoá, năng lượng và sự những biến cố địa – chính trị có thể được xem như những nhân tố quan trọng của tiến trình hoà nhập kinh tế mới của châu Á. Chính điều này đang đưa ra những vấn đề quan trọng đối với kinh tế toàn cầu, chủ yếu là liệu các nền kinh tế phương Tây và Đông Á, khi hoà nhập với nhau, sẽ vẫn duy trì cam kết về tích lũy tài sản bằng USD có bị trở ngại hai không. Nếu không, hệ thống tiền tệ toàn cầu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Con đường Tơ lụa của Thế kỷ 21 hứa hẹn đạt được hiệu quả thương mại cao hơn Con đường Tơ lụa trước đây. Tuy nhiên, con đường này cần có sự ổn định chính trị hoặc khả năng kiềm chế các bất đồng chính trị để tồn tại, có nghĩa là cần xây dựng một thể chế liên châu Á để kiềm chế những bất đồng nội bộ hoặc bất đồng với phương Tây, đồng thời đáp ứng sự đổi mới của nền kinh tế toàn cầu.