Theo đó, Việt Nam được viện trợ 10 triệu USD để lập hệ thống cảnh báo sớm và đối phó với các ca cúm ở người và chuẩn bị y tế để đối phó với dịch cúm có thể xảy ra ở người.
Ngoài ra, Quỹ còn dành 10 triệu USD cho In-đô-nê-xi-a để giảm số lượng vi rút trong môi trường và chống khả năng biến đổi thành vi rút có thể lây từ người sang người; 5 triệu USD cho Áp-ga-ni-xtan để kiểm soát lây nhiễm trong các loài chim hoang dã và gia cầm; 1,5 triệu USD cho Tát-gi-ki-xtan để giảm thiểu đe doạ đối với người từ các ca lây nhiễm vi rút cúm gia cầm có khả năng sinh bệnh ...
Tuy nhiên, theo WB, trong quá trình phê duyệt, 5 trong 6 khoản viện trợ không hoàn lại này sẽ còn được Ban cố vấn của Quỹ xem xét.
Quỹ Phòng chống cúm dịch cúm gia cầm và cúm ở người là một cơ chế bao gồm nhiều nhà tài trợ, cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại, được hỗ trợ chủ yếu bởi Uỷ ban Châu Âu và 7 nhà tài trợ khác