Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Khuyến khích doanh nghiệp trả lương trên mức “sàn”
08 | 08 | 2011
Bộ LĐTBXH đã chính thức trình Chính phủ phương án điều chỉnh lương tối thiểu trước lộ trình. Nhiều ý kiến cho rằng mức này vẫn chưa đủ đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
Vẫn gặp khó nếu lạm phát tăng
Theo Vụ Lao động Tiền lương (Bộ LĐTBXH), sau khi tiến hành lấy ý kiến doanh nghiệp, cơ quan quản lý và tổ chức đại diện cho người lao động về phương án điều chỉnh lương tối thiểu trước lộ trình, phần lớn các cơ quan, doanh nghiệp đều nhất trí với phương án mà bộ đưa ra.
Về mức tăng chỉ có 100.000 đồng (vùng 1) so với dự thảo lần 1, ông Hoàng Minh Hào - Phó Vụ trưởng Vụ Lao động Tiền lương cho rằng, đây là mức tính hợp lý đã được “3 bề 4 bên” đồng thuận.
Theo Nghị định 203/2004, lương tối thiểu được tính dựa trên ba yếu tố cơ bản gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt tiêu dùng (CPI) và quan hệ cung - cầu lao động (thực ra là mức tiền công trên thị trường lao động). Tuy nhiên, lương tối thiểu tăng còn phải tính đến dựa trên khả năng chi trả của ngân sách nhà nước và khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Theo ông Hào, vừa qua, phương án tăng lương được tính toán dựa trên nhiều yếu tố như GDP, CPI và mức tiền công trên thị trường năm 2011 của một số công việc giản đơn và kết quả phương pháp xác định mức lương tối thiểu (chi phí tối thiểu cho bản thân người lao động và chi phí nuôi con) dựa trên điều tra mức sống dân cư do Tổng cục Thống kê công bố để đảm bảo được mức sống tối thiểu và tiền lương thực tế của người lao động.
Nhiều doanh nghiệp lo lắng
Ông Nguyễn Trường Giang - Giám đốc Công ty CP Công nghệ trực tuyến Sky soft (Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, các doanh nghiệp tư nhân hiện nay đều sử dụng mức lương tối thiểu để làm căn cứ ký hợp đồng với lao động, trên cơ sở đó để chi trả các khoản BHYT, BHXH.
“Sau đó, chúng tôi sẽ thoả thuận thêm khoản phụ cấp công việc. Chẳng hạn như ở công ty tôi, phụ cấp từ 5-7 triệu đồng/người/tháng, tuỳ vị trí. Vì thế, dù lương tối thiểu có tăng thì cũng chỉ vài trăm ngàn đồng, không đáng kể so với tổng quỹ lương mà chúng tôi đang trả cho lao động”- ông Giang nói.
Ông Trần Anh Tú - Phó Giám đốc Công ty TNHH Khoáng sản Hoàng Hà (Yên Bái) thì có cách nhìn khác: “Trong bối cảnh lãi suất cao như hiện nay, doanh nghiệp chỉ kiếm đủ tiền lo trả nợ ngân hàng, rồi lo trả đủ lương cho doanh nghiệp cũng đã là may rồi. Tăng lương nữa thì rất khó để trụ lại”.
Thực tế, theo tính toán của Bộ LĐTBXH, với mức tăng lương như đề xuất, chi phí đầu vào của các doanh nghiệp trong nước tăng cao hơn cả, nhưng cũng chỉ ở mức 0,4-0,5%. Gánh nặng về lương thể hiện rõ nhất ở khối doanh nghiệp may mặc, giày da. Nếu mức tăng lương năm 2011 chỉ khiến các doanh nghiệp này tăng thêm 1,2% chi phí thì đợt tăng lương sắp tới, mức tăng là xấp xỉ 2%.
Hiện, nhiều doanh nghiệp dựa vào mức “sàn” theo quy định của Bộ LĐTBXH để áp vào lương thực tế trả cho người lao động, nhất là các doanh nghiệp FDI, khiến người lao động gặp khó khăn trong cuộc sống, nhất là trong thời kỳ “bão giá” như hiện nay.
Theo phương án Bộ LĐTBXH trình Chính phủ, lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh cao nhất là 2 triệu đồng/tháng, áp dụng cho vùng 1, nghĩa là tăng 100.000 đồng so với phương án ban đầu

Tổng hợp



Báo cáo phân tích thị trường