Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tăng trưởng nhu cầu đường của Châu Á mở ra cánh cửa cho các nhà cung cấp nhỏ
20 | 08 | 2011
Nhu cầu đường của Trung Quốc, Indonesia và Malaysia tăng trong vài năm tới có khả năng dẫn đến sự tăng sản lượng bởi những nhà cung cấp nhỏ như các nước nam Phi và Mỹ la tinh do các nhà xuất khẩu lớn không theo kịp nhịp độ.

Tăng trưởng nhu cầu đường được dẫn dắt bởi Châu Á, năm tới sẽ thấy nhu cầu nhập khẩu của Nga bị vượt qua bởi Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và một số lớn các nhà tinh chế tại Trung Đông.

Toby Cohen, giám đốc của công ty thương mại Czarnikow tại London nói “với việc Indonesia và Trung Quốc hiện là các nước nhập khẩu đường lớn nhất theo giá thị trường thế giới, rõ ràng là các thị trường tăng trưởng của châu Á sẽ dẫn dắt thị trường (thế giới) trong những năm tới.”

Tăng đột biến nhu cầu đường của Châu Á là do tăng thu nhập và đô thị hóa, đất sẵn có giới hạn và tăng sản lượng của thực phẩm được chế biến.

Các thị trường Châu Á tăng trưởng sẽ tạo ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu hàng đầu trong khu vực là Thái Lan và Australia có lợi về chi phí vận chuyển hàng hóa hơn so với Brazil nhà xuất khẩu đứng đầu.

Plinio Nastari, chủ tịch của Datagro tại Sao Paulo nói “thập kỷ trước là thập kỷ của Brazil, trong điều kiện sản lượng tăng”. “Trong thập kỷ tới sản lượng tăng trưởng sẽ bị chia sẻ bởi Brazil và những nước khác”.

Nastari đã chỉ ra Colombia, Peru, Guatemala, El Salvador, và một số nước Châu Phi, gồm Tanzania, Sudan, Zambia và Swaziland trong số những nhà cung cấp nhỏ có thể cùng với những nhà cung cấp lớn làm hài lòng nhu cầu tăng trưởng của Châu Á.

Czarnikow đã dự đoán thị phần của Châu Á trong tiêu thụ đường toàn cầu sẽ tăng đến 50% đến năm 2030 so với mức 40% hiện tại, so với bối cảnh tăng 50% trong tiêu thụ toàn cẩu 20 năm tới. Tiêu thụ toàn cầu dự kiến tăng đến 257 triệu tấn vào 2030 so với 168 triệu tấn hiện tại.

Sergey Gudoshnikov, nhà kinh tế cao cấp tại tổ chức đường quốc tế (ISO) cho biết Ấn Độ nước tiêu thụ đường hàng hàng đầu thế giới và sản xuất đứng thứ hai có thể thấy sự biến động điên cuồng trong sản lượng hàng năm, cũng có thể tìm các thị trường Châu Á mới khi nó dư thừa xuất khẩu.

Nastari cho biết Thái Lan sẽ tiếp tục là nước có thế lực và Ấn Độ sẽ có thể đóng một vai trò quan trọng như một nhà sản xuất.

Braxin có khả năng tăng diện tích trồng đáng kể để đáp ứng nhu cầu đường tăng lên nhưng vấn đề ở giá vận chuyển không ổn định tới các thị trường châu Á xa xôi và chi phí sản xuất cao của họ, theo ước tính của các nhà phân tích vào khoảng 18-22 cent/lb.

Chi phí vận chuyển

Colo Sewoko, thư ký cho Hiệp hội Đường Indonesia (AGI) cho biết trong điều kiện vận chuyển, Thái Lan có thuận lợi lớn so với Brazil đối với thị trường Indonesia.

Sewoko nói “đối với 5 năm tới, có thể Ấn Độ và Thái Lan (sẽ là các nhà cung cấp chính của chúng ta), năm tới Ấn Độ sẽ tăng sản lượng vì thế Ấn Độ và Thái Lan sẽ là các nguồn cung cấp chính cho Indonesia”

Các nhà phân tích cho biết Philippines, một nhà cung khiêm tốn có khả năng tăng cường xuất khẩu tới các thị trường khác của Châu Á.

Philippines nhắm tới mục đích bán nhiều hơn 300 nghìn tấn đường năm nay, gồm cả đường tinh chế, cao hơn khoảng 100 nghìn tấn so với mục đích trước đó.

Gudoshnikov cho biết nền kinh tế bùng nổ của Brazil, giá cả tăng cao và đồng tiền mạnh thực sự sẽ kéo theo năng lực cạnh tranh của nó như một nước xuất khẩu, tạo ra các cơ hội cho nhiều nhà cung cấp nhỏ hơn với chi phí sản xuất thấp hơn như các nước nam Phi Swaziland và Zambia.

Ông Cohen cho biết tăng trưởng tiêu thụ đường tại nam Phi đã vượt tăng trưởng của sản xuất, dấu hiệu sản lượng rất có thể được tiêu thụ trong khu vực.

Tuy nhiên, Gudoshnikov cho biết các nhà đầu tư có thể thấy nam Phi chi phí thấp như một cơ hội bổ sung năng lực quy mô công nghiệp để đáp ứng nhu cầu quốc tế.

Khoảng 60% đường của Nam phi được mua bán trong khu vực Liên minh Hải quan Nam Phi (SACU), còn lại được xuất khẩu sang các thị trường Châu Phi, Châu Á và Trung Đông.

Tại Trung Mỹ, các quan chức đã lạc quan về khả năng đất trồng mía đường nhiều hơn.

Theo Vinanet



Báo cáo phân tích thị trường