Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá cao su tương lai tiếp tục giảm do lo ngại kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ
13 | 09 | 2011
Giá cao su tương lai trên thị trường Tokyo giảm gần 2% trong phiên giao dịch ngày 12/9 do nhà đầu tư có tâm lý giá xuống khi quan sát giá dầu giảm, những lo ngại về kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ tại châu Âu ngày càng tồi tệ

Giá cao su giao tháng 2 tham chiếu trên thị trường Tokyo đóng cửa giảm 5,6 Yên, tương đương 1,5%, xuống mức 363 Yên/kg trong phiên giao dịch ngày 12/9, sau khi chạm mức thấp 362,2 Yên/kg trước đó.

Giá cao su giao tháng 1 trên thị trường Thượng Hải đóng cửa ở mức 34.095 NDT/tấn, tương đương 5.340 USD/tấn trong phiên giao dịch ngày 9/9. Lượng giao dịch đạt 668.824 đơn vị.

Thị trường tài chính Trung Quốc đóng cửa nghĩ lên ngày 12/9.

Giá dầu giảm gần 2 USD trong phiên giao dịch ngày 12/9 do đồng USD tăng giá và các nhà đầu tư bán hàng hóa rủi ro cao khi tình hình khủng hoảng nợ tại châu Âu ngày càng tồi tệ. Triển vọng kinh tế toàn cầu u ám đẩy giá năng lượng giảm xuống.

Đồng Euro giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD trong vòng 7 tháng và 10 năm so với đồng Yên, giảm xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật và ngưỡng gia quyền chọn do lo ngại về kế hoạch hỗ trợ Hy Lạp của châu Âu có thể đẩy tình trạng thêm tồi tệ.

Nỗi lo về vấn đề Hy Lạp lên đến đỉnh điểm khi Juergen Stark, kinh tế trưởng và thành viên hội đồng ECB, nhấn mạnh những bất đồng chính trong thỏa thuận giữa những nhà chức trách châu Âu về cách giải quyết vấn đề nợ của khu vực.

Gia cao su tương lai sẽ giảm trong suốt tuần này do lo ngại về suy giảm kinh tế toàn cầu làm giảm nhu cầu lốp xe. Chênh lệch giá đường Thái Lan có thể tăng cao khi giá tương lai trên thị trường New York tiếp tục khuynh hướng giảm giá.

Thị trường chứng khoán suy giảm, cũng phản ánh nỗ lo tương tự.

Các nhà giao dịch trên thị trường cao su tương lai Tokyo cũng sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường cao su tương lai Thượng Hải, hiện vẫn được hỗ trợ tâm lý nhờ triển vọng nhu cầu cao su ổn định tại Trung Quốc.

Kim ngạch nhập khẩu những hàng hóa chính của Trung Quốc, bao gồm dầu thô, đồng và sắt đều tăng vọt trong tháng 8 so với tháng 7, cho thấy bằng chứng về việc nhu cầu tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh bất chấp tình hình kinh tế phương Tây.

Các nhà sản xuất lớn của Nhật Bản đã lấy lại được tâm lý lạ quan về tình hình kinh doanh trong quý 3 so với quý 2 nhờ sự phục hồi của chuỗi cung cấp và đầu ra sau khi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thảm họa động đất – sóng thần hồi tháng 3.

Kim Dung AGROINFO

Theo Reuters


Báo cáo phân tích thị trường