Theo các thương nhân xuất khẩu cà phê, một phần nhỏ lượng xuất khẩu trong tháng 9 sẽ là cà phê vụ mới của niên vụ 2011/12 – chủ yếu là loại arabica.
Cà phê arabica ở Việt nam được thu hoạch từ đầu tháng 9 ở hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng. Sản lượng arabica của Việt Nam, vốn là nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới năm nay tăng khoảng một phần tư so với năm ngoái, lên 833.000 bao, một nhà xuất khẩu lớn cho biết.
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam với 2,1 nghìn tấn, trị giá 5,1 triệu USD trong tháng 9, giảm cả về lượng và trị giá so với tháng 8, tính chung 9 tháng đầu năm, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 100,8 nghìn tấn, chiếm 10,1% tỷ trọng, trị giá 245,3 triệu USD.
Kế đến là thị trường Đức với kim ngạch xuất khẩu trong tháng 9 là 4 triệu USD, tương đương với 1,8 nghìn tấn, giảm cả về lượng và trị giá so với tháng liền kề trước đó, giảm 61,66% và giảm 64,91%. Tính đến hết tháng 9, Việt Nam đã xuất khẩu 97,5 nghìn tấn, trị giá 217,5 triệu USD.
Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt nam còn xuất khẩu sang các thị trường khác nữa như: Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản, HàLan, Anh, Hàn quốc…
Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan trong tháng 9 tuy kim ngạch chỉ đạt 2,2 triệu USD với 995 tấn, nhưng lại tăng trưởng vượt bậc cả về lượng và trị giá so với tháng liền kề trước đó, tăng lần lượt 288,67% và 305,26%.
Cơ quan Dự báo Khí tượng dự báo mưa ở miền Trung – Tây Nguyên năm nay sẽ kéo dài tới tháng 11, muộn hơn so với thông lệ của những năm trước là cuối tháng 10. Do vậy nguồn cung trong tháng 11 sẽ vẫn khan hiếm.
Nhiều nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam đã dừng chào bán, chờ khi giá ổn định và có hàng vụ mới.
Mưa lớn và lũ lụt ở Việt Nam khiến người ta bắt đầu lo ngại về nguồn cung robusta ra thị trường khi vụ thu hoạch có thể phải trì hoãn lâu hơn. Việc chính phủ khuyến cáo các doanh nghiệp không nên bán non cà phê khi chưa có hàng trong tay cũng khiến nhà nhập khẩu muốn đẩy tăng giá mua.
Trong khi đó, tại các khu vực trồng cà phê arabica quan trọng ở Trung Mỹ – nơi chiếm 10% tổng cung cà phê toàn cầu và lớn nhất về cà phê arabica chất lượng cao – mưa lớn và sạt lở đất liên tục xảy ra trong thời gian gần đây đang phá huỷ cây cà phê, cản trở hoạt động thu hoạch và vận chuyển cà đã thu hoạch tới kho hoặc nhà máy.
Các thương gia nhận định xuất khẩu cà phê từ Việt Nam trong tháng 10 có thể giảm xuống chỉ 40.000 – 50.000 tấn (670.000 – 680.000 bao), từ mức 57.300 tấn tháng 10 năm ngoái do mưa trong tháng này nhiều, làm chậm tiến độ thu hoạch.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, năm 2011 giá cà phê tăng kỷ lục, dự báo lượng cà phê xuất khẩu của nước ta có thể đạt 1,2 triệu tấn, giá trị đạt 2,8 tỷ USD.
Tuy nhiên, giá của cà phê Việt Nam vẫn thấp hơn thế giới, bởi những vấn đề về chất lượng và chủ yếu là chế biến thô đang làm giới hạn mức giá được trao đổi của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Trong niên vụ năm 2011/2012 tới, việc Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam (Vicofa) đã thống nhất mua tạm trữ ít nhất 300.000 tấn cà phê ngay từ đầu vụ sẽ đảm bảo lợi ích cho người trồng cà phê, giúp cho giá cà phê ổn định. Nhiều nông dân có kinh nghiệm cũng nhận định giá cà phê vụ tới sẽ duy trì ở mức trên 45 triệu đồng/tấn.
Thống kê thị trường xuất khẩu cà phê quí 3/2011
ĐVT: lượng (tấn); Trị giá (USD)