Đại diện Bộ nông nghiệp Rusman Heriawan cho biết bộ này sẽ phân phối lúa giống và phân bón đúng thời điểm trước và trong suốt vụ gieo cấy đầu tiên, dự kiến diễn ra từ tháng 1-4, và toàn bộ lúa thu hoạch từ vụ này sẽ chiếm khoảng 50% sản lượng lúa cả năm. Ông cho biết hy vọng có thể băt đầu phân phối lúa giống vào tháng 12 hoặc muộn nhất là tháng 1 và phân bón sẽ được phân phối vào khoảng tháng 2.
Cơ quan thống kê trung ương (BPS) gần đây dự đoán sản lượng gạo của Indonesia sẽ giảm 1,62%, tương đương khoảng 1,08 triệu tấn, từ mức 65,39 triệu tấn trong năm 2011 do năng suất và diện tích trồng lúa giảm.
Rusman, cựu trưởng BPS, cho biết từ kinh nghiệm trong năm 2011, trong suốt mùa khô và nhiều dịch bệnh làm giảm sản lượng lúa, chính phủ sẽ phòng ngừa những vấn đề như vậy bằng cách cung cấp cho nông dân lúa giống có khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu và dịch hại.
Ông cho biết bộ sẽ phói hợp với Bộ các vấn đề công cộng để sửa chữa hệ thống thủy lợi cơ sở đã cũ, phụ thuộc chủ yếu vào sông hồ và các đập, và Bộ Lâm nghiệp sẽ cung cấp 1 triệu ha đất để mở rộng diện tích gieo cấy lúa.
Indonesia, nước tiêu thụ gạo lớn thứ 3 thế giới với dân số 240 triệu dân, tiêu thụ 139 kg gạo/người/năm và giá gạo là một trong những nhân tố lớn nhất đẩy lạm phát trong tháng 10.
Giá gạo hạt trung đã tăng 6,54% so với một năm trước đó, lên mức 7.951 Rp/kg, tương đương 88 cents/kg trong tháng 10, theo dữ liệu công bố bởi BPS.
Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, từng tự cung tự cấp đủ gạo trong năm 2008 và 2009, nhưng bắt đầu trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn từ năm ngoái, sau khi kho dự trữ giảm mạnh và sản lượng thu hoạch không đạt mục tiêu.
Bulog, cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm nhập khẩu gạo tại Indonesia đã thỏa thuận nhập khẩu 1,6 triệu tấn gạo trong năm 2011 để tăng cường kho dự trữ, với lượng gạo giao muộn nhất dự kiến sẽ đến vào tháng 2/2012.
Trong số 1,6 triệu tấn gạo nhập khẩu theo thỏa thuận của Bulog, 1,2 triệu tấn từ Việt Nam và 400 ngàn tấn từ nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Thái Lan. Tuy nhiên, gần đây Thái Lan đã hủy hợp đồng và Indonesia đang tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế giữa Campuchia, Ấn Độ và Pakistan.
Bộ trưởng Bộ thương mại Indonesia Deddy Saleh cho biết Ấn Độ gần đây đã chào bán tổng cộng 500 ngàn tấn theo thỏa thuận B2B.
Các nhà kinh tế vừ yêu cầu chính phủ tăng cường nguồn cung nội địa bằng thúc đẩy sản xuất nhằm bình ổn sức mua của người tiêu dùng tại nền kinh tế chi phối bởi sức mua nội địa, cũng với lượng gạo giao hàng còn lại theo các thỏa thuận giữa bối cảnh giá gạo quốc tế biến động.
Theo gappingworld