Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường Mía đường tháng 7 - 2014
30 | 07 | 2014
(AGROINFO)Giá đường tháng 7 chững lại và có xu hướng giảm so với tháng 6, khu vực miền Trung-Tây nguyên giảm khoảng 200 - 300 đồng/kg. Cụ thể, giá bán đường trắng loại 1 đã có thuế VAT tại cửa kho nhà máy

Cung cầu đường đường trong nước: Cung vượt cầu 

Vụ sản xuất mía đường 2013-2014 kết thúc vào ngày 15/6/2014, các nhà máy đã ép được 16.048.200 tấn mía, sản xuất được 1.590.470 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép giảm 552.200 tấn, lượng đường sản xuất tăng 60.470 tấn.
 
Lượng đường tồn tại kho các nhà máy đến ngày 15/7/2014 là 457.890 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 32.160 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra từ 15/6/2014 đến 15/7/2014 là 91.050 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 13.080 tấn.
 
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ đường của người dân Việt Nam chỉ ở mức 16kg/người/năm, thấp hơn so với nhu cầu của thế giới (20kg/người/năm). Chưa tính, mỗi năm có khoảng 500.000 tấn đường được nhập lậu vào Việt Nam, bằng 1/3 số lượng đường sản xuất của 38 nhà máy đường cộng lại.
 
Giá đường tháng 7 chững lại và có xu hướng giảm so với tháng 6, khu vực miền Trung-Tây nguyên giảm khoảng 200 - 300 đồng/kg. Cụ thể, giá bán đường trắng loại 1 đã có thuế VAT tại cửa kho nhà máy (Liên hệ Agroinfo để được cung cấp miễn phí). 
 
So sánh giá mía đường: Vì sao giá đường Việt Nam cao nhất thế giới?
Brazil có giá thành mía vào loại thấp nhất 12 USD/tấn nhờ tạo ra được 12 tấn đường/ha; Thái Lan 25 USD/tấn mía, 8 tấn đường/ha; trong khi Việt Nam chỉ tạo ra 5,4 tấn đường/ha nên giá thành mía lên đến 50 USD/tấn. Điều đó nói lên khả năng cạnh tranh kém của ngành mía đường trong bối cảnh Việt Nam phải mở cửa với các nước ASEAN khi AFTA có hiệu lực cận kề. Để biết nguyên nhân vì sao giá cao (Liên hệ agroinfo để được cung cấp miễn phí).
 
 Dự báo: 
Niên vụ 2014-2015, ngành mía dự kiến sẽ sản xuất khoảng 300.000 ha (giảm so với niên vụ trước 9.400 ha), năng suất bình quân 64 tấn/ha và đạt 1,6 triệu tấn đường.
Nhu cầu tiêu thụ đường trong nước năm 2014 dự báo khoảng 1,2 triệu tấn, tăng 15% so với năm 2013, trong đó các doanh nghiệp đăng ký kế hoạch năm 2014 khoảng 890.000 tấn đường tinh luyện.
Giá đường trên thị trường nội địa Việt Nam được dự báo sẽ có cải thiện trong năm 2015 do nguồn cung niên vụ 2014 - 2015 dự báo giảm.
Dự báo chi tiết (Liên hệ Agroinfo để nhận các dự báo chi tiết về thị trường)
 
Định hướng, chính sách:
Tái cơ cấu ngành mía đường Việt Nam (Liên hệ agroinfo để cập nhật các thông tin về tiến trình, định hướng, chính sách, dự án liên quan đến tái cơ cấu mía đường của Việt Nam và một số địa phương cụ thể).
Khuyến nghị các biện pháp hỗ trợ ngành mía đường trong nước: Nâng cao chất lượng vùng mía nguyên liệu. Tăng cường ứng dụng khoa học để tăng năng suất, chất lượng, nâng cao chữ đường. Các nhà máy đầu tư thiết bị hiện đại, giảm số lượng lao động, tiến tới tự động hóa nhằm giảm chi phí, tăng hiệu suất. Bên cạnh đó, đầu tư sản xuất điện từ bã mía để tăng nguồn thu cho nhà máy đường. Về quản lý nhà nước cần có chính sách hỗ trợ ngành mía đường về vốn, cơ chế xuất khẩu, có biện pháp ngăn đường lậu hiệu quả nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.
 
Cơ hội giao thương: 
Các doanh nghiệp Anh quan tâm tới khả năng kinh doanh/tìm đối tác tại Việt Nam gồm một số lĩnh vực như xây dựng, y tế (dịch vụ và thiết bị), nông sản (xuất nhập khẩu, phân phối sản phẩm nhiệt đới), tư vấn chính sách thành lập doanh nghiệp, bán lẻ… (Chi tiết liên hệ Agroinfo).
 


AGROINFO
Báo cáo phân tích thị trường