Theo ông Somkiat Triratpan, giám đốc Văn phòng Chính sách và chiến lược Thương mại của Bộ Thương mại Thái Lan, kế hoạch chiến lược này sẽ tập trung vào nâng doanh nghiệp, luật và quy định chính lên một tầm cao mới, tăng cường mạng lưới người tiêu dùng và nông trại. “Đến năm 2036, chúng tôi kỳ vọng sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh và năng lực của nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng Thái Lan. Qua đó, Thái Lan có thể sản xuất nhiều sản phẩm nông sản và thực phẩm đổi mới”, ông cho biết.
Được phê chuẩn hồi tuần trước, chiến lược dài hạn của Bộ Thương mại sẽ chia thành 4 giai đoạn, giai đoạn đầu tiên (2017-21) tập trung vào cải cách luật nhằm khơi thông thương mại và giai đoạn hai (2022-26) tập trung vào cải thiện năng lực của doanh nhân Thái Lan, qua đó những doanh nghiệp quy mô và nhỏ (SMEs) có thể trở thành những thương nhân hàng đầu ASEAN. Giai đoạn 3 (2027-31) tập trung vào khai thác tiềm năng của doanh nghiệp Thái Lan nhằm cải thiện vị thế trong thương mại toàn cầu. Giai đoạn cuối sẽ tập trung vào phát triển các doanh nghiệp SMEs Thái Lan trở thành những người đứng đầu thế giới về đổi mới các sản phẩm nông sản và dịch vụ.
Trong ngắn hạn, một trung tâm phát triển các sản phẩm nông sản đổi mới sẽ được thành lập.
Bản quyền và quá trình đăng ký nhãn hiệu cần được thúc đẩy và khơi tohong, trong khi những nỗ lực giải quyết tình trạng ăn cắp tài sản trí tuệ (IP) nên được giải quyết từng bước với mục tiêu Thái Lan sẽ ra khỏi danh sách theo dõi ưu tiên của Mỹ (US’s Priority Watch List). Chính phủ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Thái Lan phát triển IP và các sản phẩm đổi mới, sau đó thương mại sản phẩm.
Vai trò của Bộ Thương mại cần được thay đổi từ một nhà làm luật sang một nhà khơi thông thị trường, trong khi việc triển khai Dịch vụ một cửa quốc gia, một hệ thống điện tử thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu tại 36 cơ quan địa phương, sẽ được đẩy nhanh.
Bộ Thương mại cũng sẽ tham gia nhiều hơn trong phát triển đội ngũ nông dân trẻ, thông minh, có thể không chỉ đảm nhiệm vai trò sản xuất mà còn phân phối và thương mại trong tương lai. Mở rộng các thị trường cộng đồng và các khu vực nông thôn có thương mại phát triển và cửa hàng nông sản, sẽ thực hiện chức năng như các kênh phân phối mới cho nông dân, cũng là các trách nhiệm mà Bộ Thương mại phải gánh vác.
Đến năm 2031, Bộ Thương mại Thái Lan hy vọng vai trò của các mạng lưới người tiêu dùng sẽ được tăng cường để mang lại cho họ sức mạnh đàm phán giá cao hơn với người bán. Với sự phát triển của thương mại trực tuyến, người tiêu dùng được kỳ vọng sẽ tiếp cận thông tin tốt hơn.
Mục tiêu dài hạn là Bộ Thương mại Thái Lan hợp tác chặt chẽ với những người đồng cấp tại Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam để giải quyết các rào cản đầu tư và thương mại, nâng cao khả năng cạnh tranh của những người sản xuất trong khu vực.
Theo Bangkok Post