Quyết định này đã được thông báo bởi Cơ quan Cạnh tranh Việt Nam (VCA), dẫn đến khả năng các nhà chức trách Việt Nam xem xét việc đệ đơn kiện DOC do mức thuế đối với tôm Việt Nam tăng từ 0,91% trong đợt rà soát trước lên mức 4,78% trong lần rà soát lần này.
VCA cho rằng các công ty mà DOC chỉ định sẽ phải chịu mức thuế 4,78% và các công ty tự nguyện rà soát cũng phải chịu mức thuế tương đương. Trong khi đó, mức thuế áp cho các doanh nghiệp hoặc nhà xuất khẩu Việt Nam khác không qua rà soát theo diện chỉ định hoặc tự nguyện trong POR10 phải chịu mức thuế leent ới 25,76%.
Các nhà xuất khẩu được chỉ định là những nhà xuất khẩu được lựa chọn để thực hiện các đợt kiểm tra đơn lẻ bởi DOC, là một phần trong hoạt động rà soát thuế chống bán phá giá. Các nhà xuất khẩu không được chọn rà soát nhưng muốn tham gia rà soát và được DOC chấp nhận, được xem là các nhà xuất khẩu tự nguyện.
Đợt rà soát này thực hiện trên 51 nhà xuất khẩu tôm Việt Nam, bao gồm 2 công ty được chỉ định là Tập đoàn Minh Phú và CTCP Thủy sản Sóc Trăng.
Cục Quản lý cạnh tranh Việt Nam cho rằng Mỹ đã đổi sang phương pháp tính mới, được gọi là chênh lệch giá, dẫn tới mức thuế cao vọt trong đợt rà soát thứ 10. Một lý do khác là cách họ lựa chọn giá trị và nước thứ 3 làm tham chiếu. Mỹ thường chọn Bangladesh làm nước thứ 3 tham chiếu để tính thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam trong các đợt ra soát trước. Trong đợt rà soát thứ 10, mặc dù Bangladesh vẫn được chọn làm nước thứ 3 tham chiếu nhưng Mỹ cũng sử dụng một số dữ liệu của Ấn Độ để tính các đầu vào.
Theo VASEP, thuế chống bán phá giá tăng sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ trong tương lai. Trong 7 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 364,8 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo FIS