Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thực phẩm chúng ta ăn khiến biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn thế nào
18 | 10 | 2016
Cách chúng ta sản xuất và tiêu dùng thực phẩm phải khẩn trương thay đổi để vừa giảm lượng khí thải làm trái đất nóng lên do sản xuất nông nghiệp, vừa giúp nông dân thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, FAO lên tiếng cảnh báo

Không có những hành động nhanh chóng, biến đổi khí hậu sẽ đẩy hàng triệu người vào cảnh đói nghèo, theo một báo cáo của UN công bố vào Ngày Lương thực thế giới vào 16/10 vừa qua.

Dưới đây là một số thực tế đáng quan tâm:

Theo Báo cáo nông nghiệp và thực phẩm năm 2016 của FAO

  • Nông nghiệp, lâm nghiệp và những biến đổi trong sử dụng đất là nguồn phát thải nhà kính lớn thứ 2 thế giới, chiếm 21% phát thải toàn cầu. Đứng đầu là ngành năng lượng với 47%.
  • Để đáp ứng nhu cầu lương thực cho dân số thế giới ngày càng tăng, sản xuất nông nghiệp phải tăng trưởng khoảng 60% đến năm 2050.
  • Biến đổi khí hậu được dự đoán sẽ làm giảm sản lượng nông nghiệp tại các nước đang phát triển trong dài hạn – mặc dù sản xuất nông nghiệp có thể tiếp tục cải thiện năng suất một số cây trồng trong ngắn hạn.
  • Nếu biển đổi khí hậu tiếp tục không được kiểm tra, nó sẽ khiến 42 triệu người nữa rơi vào tình trạng cận đói đến năm 2050, theo tính toán của FAO. Tuy nhiên, con số này không bao gồm những người bị tác động bởi những sự kiện thời tiết cực đoan như hạn hán hoặc lũ lụt.
  • Nông dân, người chăn nuôi và ngư dân sản xuất quy mô nhỏ là những người bị tổn thương nhiều nhất trước biến đổi khí hậu, và sẽ cần tiếp cận tốt hơn với công nghệ, thị trường, thông tin và tín dụng để thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Nông nghiệp chiếm khoảng 25% thiệt hại kinh tế gây ra bởi các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển từ năm 2003 – 2013. Đối với những thảm họa liên quan đến hạn hán, nông nghiệp chiếm đến 84% thiệt hại kinh tế
  • Chỉ riêng ngành chăn nuôi chiếm đến gần 2/3 lượng phát thải trong nông nghiệp – chủ yếu là từ vấn đề ợ hơi, chất thải động vật và sản xuất TACN. Các loại phân bón tổng hợp là lĩnh vực đóng góp chính tiếp theo với 12% và sản xuất lúa gạo 10%.
  • Phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp chủ yếu gây ra bởi thay đổi trong sử dụng đất, như chuyển đổi đất rừng thành đồng cỏ hoặc đất canh tác, và suy thoái đất do chăn thả gia súc quá mức.
  • Hầu hết phát thải methan và nitrous oxide trực tiếp gây ra bởi ợ hơi của động vật, sản xuất lúa tại các cánh đồng ngập nước và sử dụng phân đạm, phân chuồng.
  • Gần 50% sản xuất thực phẩm toàn cầu phụ thuộc vào phân đạm. 50% còn lại phụ thuộc vào nitrogen trong đất, phân chuồng động vật, các nhà máy sản xuất nitrogen, phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn thừa và compost.
  • Hơn 1.3 thực phẩm sản xuất toàn cầu bị thất thoát hoặc lãng phí. Thực phẩm hư hỏng phát thải methan, có chứa khí nhà kính cao hơn 25 lần so với carbon dioxide.
  • Suy thoái rừng và phá rừng chiếm khoảng 11% tổng lượng phát thải khí nhà kính, hơn toàn bộ ngành vận chuyển toàn cầu.
  • Giảm phát thải khí nhà kính phụ thuộc một phần vào giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm – bao gồm giảm thiêu dùng các sản phẩm động vật – và thay đổi tập quán canh tác.


Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường