Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Làm chính trị ở Thái Lan: Nên đối đãi tốt với nông dân trồng lúa
19 | 11 | 2016
Mặt trời xuống thấp khi người nông dân trồng lúa Sammai Kruenthong ra khỏi một siêu thị mini ở làng, tay bê một hộp mì ăn liền. Ông vẫy vẫy cái hộp trước mặt tôi. “Cái này giá 10 Baht/gói còn gạo của tôi giờ chỉ bán được 6 Baht/kg”.

Ông nói thêm: “Tôi không biết chính phủ này đang ăn cái gì”.

Sự bất bình đang bị kìm nén tại khu vực phía Đông Bắc Thái Lan này, nơi chủ yếu sản xuất gạo jasmine chất lượng cao. Mưa nhiều trong năm nay đã mang lại mùa màng bội thu đến nỗi giá gạo jasmine chất lượng hàng đầu Thái Lan rớt xuống mức giá thấp nhất kể từ năm 2006.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, giá xuất khẩu gạo jasmine chất lượng cao ở mức 616 USD/tấn ngày 16/11, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà xay xát đang thu mua lúa vụ mới với mức giá 6.000 Baht/tấn, tương đương 240 USD/tấn, không đủ để ông Sammai trang trải chi phí.

Các đảng phái chính trị hiện phần lớn bị giới quân sự áp đảo cũng cố gắng giúp cải thiện tình hình. Thủ tưởng bị lật đổ Yingluck Shinawatra đã dẫn đầu một nhóm các trung tâm mua sắm ở ngoại ô Bangkok bán 30 tấn gạo bà mua trực tiếp từ nông dân vùng Isan thuộc Đong Bắc Thái Lan. Cháu bà là Chayika Wongnapachant gọi đây là nỗ lực thúc đẩy nông dân tăng cường buôn bán trực tiếp.

Đảng Dân chủ, đối thủ đảng Pheu Thai của bà Yingluck, tuần này cũng đã thu mua 12 tấn gạo và bán ngang giá mua cho một số nhà bán lẻ hoặc trực tiếp cho người tiêu dùng.

“Chúng tôi sẽ làm những gì có thể”, phó tướng Kiat Sittheeamorn của đảng Dân chủ tuyên bố, cho biết thêm hoạt động hiện nay chỉ là giải pháp tạm thời.

Chính phủ quân sự Thái Lan cũng đang tích cực triển khai các chương trình kiểu cũ là cung cấp các khoản vay trợ cấp cho nông dân để họ hoãn bán gạo ra thị trường. Tất cả những nỗ lực hỗ trợ này đến nay đã có chi phí lên tới hơn 1 tỷ USD. Quân đội cung đã cử người tới hỗ trợ nông dân thu hoạch.

Nhưng Thủ tướng đương nghiệm Prayut Chan-o-cha đang lèo lái tình hình một cách âm thầm, được đưa vào vị trí quyền lực này nhờ sự ủng hộ của tầng lớp thượng lưu và tầng lớp trung lưu thành thị bất bình với các chính sách trợ cấp quá hào phóng cho nông dân.

Trong khi các chính phủ tiền nhiệm đã triển khai các chính sách hỗ trợ nông dân từ thập niên 1980s, chính quyền của bà Yingluck đã đẩy hoạt động trợ cấp lên quá cao, với giá thu mua gạo từ nông dân cao hơn giá thị trường tới 50%. Kế hoạch này của bà nhằm đẩy giá gạo tăng nhờ giữ một lượng gạo khổng lồ đứng ngoài thị trường nhưng đã thất bại do nguồn cung từ các nước khác bù đắp sự sụt giảm nguồn cung từ Thái Lan. Bà Yingluck hiện đang bị khởi tố hình sự với mức phạt có thể lên tới 35,7 tỷ Baht vì chương trình trợ cấp lúa gạo của bà khiến các biện pháp can thiệp thị trường của chính phủ ông Prayut gặp nhiều khó khăn.

Nhưng các chính trị gia tại Thái Lan mà phớt lờ nông dân trồng lúa thì gặp bất lợi. Lực lượng lao động nông nghiệp chiếm khoảng 30% trong tổng số 38 triệu lao động của nước này.

Isan, nơi đảng Pheu Thai tập trung hỗ trợ, là khu vực đông dân nhất của Thái Lan và được tăng liên tục phân bổ ghế cử tri tại tất cả các cuộc bầu cử – gấp đôi số ghế của các cử tri miền Nam Thái Lan và nhiều hơn ít nhất 30% so với khu vực trung tâm.

Anh trai bà Yingluck – ông Thaksin đã thuyết phục nông dân Isan hơn 1 thập kỷ trước khi hứa hẹn rằng sẽ triển khai chính sách hoãn nợ, các khoản vay giá rẻ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe giá rẻ trên toàn quốc. Họ đã quay sang ủng hộ cho đảng của ông Thaksin trong 4 cuộc bầu cử vừa qua.

“Quyền lực chính trị tới từ các cuộc bầu cử”, bà Boonsong Sithabut, một nông dân trồng lúa 42 tuổi cho biết. “Chính quyền hiện tại gửi cảnh sát và lính tới kiểm soát chúng tôi nhưng chúng tôi sẽ quyết giữ lòng tự trọng của mình”.

Chính phủ cho biết kế hoạch tổ chức cuộc bỏ phiếu trên cả nước vào cuối năm 2017. Hiện vẫn chưa rõ các thành viên của đảng quân sự hiện tại tham gia tranh cử hay sẽ chống lưng cho một đảng khác.

Các quy định sửa đổi trong Hiến pháp được ban hành sẽ gây khó khăn cho đảng Pheu Thái lên nắm quyền trở lại, theo nhà khoa học chính trị Prajak Kongkirati của đại học Thammasat phát biểu. “Người bỏ phiếu Thái Lan không ngốc nghếch, họ bỏ phiếu có chiến lược”.

Thủ tướng đương nhiệm Prayut đổ lỗi cho các nhà xay xát bắt tay với các chính trị gia đẩy giá lúa gạo giảm mạnh, kêu gọi hội đồng của Hiệp hội các nhà xay xát gạo Thái Lan từ chức. Một số nhà xay xát từ chối trả lời phỏng vấn báo chí để tranh xung đột với chính phủ quân sự. Tuy nhiên, một nhà xay xát cho biết họ đã cảnh báo về tình trạng dư cung từ tháng 7 nhưng không ai chú ý tới các ý kiến này.

Các nhà xuất khẩu gạo, chỉ hưởng từ 1 – 5% biên lợi nhuận trong mỗi thương vụ, cho biết họ cũng chịu thiệt hại do giá lúa gạo giảm. “Chúng tôi phải bán nhiều gạo hơn thì mới duy trì được doanh thu”, theo ông  Mr Vuttiphol Wanglee, trợ lý giám đốc điều hành Chaitip, một nhà xuất khẩu gạo lâu năm của Thái Lan cho biết.

Chính phủ đang cố gắng thuyết phục nông dân trồng lúa hiện đại hóa sản xuất và chuyển sang các cây trồng khác. Nhưng các nhà xuất khẩu gạo cho biết ngành gạo hưởng lợi từ các giống năng suất cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn và các chiến dịch marketing tầm cỡ quốc gia khi giá được dự báo giảm nên chính phủ khó thuyết phục họ chuyển dịch theo hướng trên.

Những nông dân như bà Boonsong đang theo dõi sát sao tình hình. “Chúng tôi sẽ xem họ có thể làm gì để giúp đỡ chúng tôi và sau đó quyết định ủng hộ cho ai trong cuộc bầu cử sắp tới”.

Theo Straits Times



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường