Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Rabobank nói về ảnh hưởng của ông Trump tới ngành thực phẩm và nông nghiệp
21 | 11 | 2016
Sau một chiến dịch tranh cử tổng thống dài và gây nhiều tranh cãi, người Mỹ đã bầu ông Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, thành tổng thống thứ 45 của họ. Ngoài ra, Đảng Cộng hòa cũng thắng ở Thượng viện, Hạ viện và hầu hết các vị trí thống đốc bang lớn của Mỹ, cũng là các bang phát triển mạnh về nông nghiệp. Với một vị trí trong Tòa án tối cao còn trống và các bổ nhiệm có thể diễn ra trong 4 năm tới, các thành viên Đảng Cộng hòa đang ở vị thế kiểm soát tình hình chưa từng có tiền lệ trong chính phủ liên bang Mỹ.

Các chính sách của ông Trump hiện vẫn chưa rõ nhưng các tuyên bố trong suốt chiến dịch tranh cửa cho thấy sự khác biệt tương đối lớn với các chính sách hiện tại. Điều chắc chắn duy nhất là sự bất ổn trên thị trường trong thời điểm này.

Mặc dù vẫn còn quá sớm và gần như không thể xác định được các chính sách của ông Trump, chúng tôi tin rằng những lĩnh vực này cần phải được theo dõi từ khía cạnh chiến lược:

  • Trong ngắn hạn, các thị trường nông nghiệp có thể bị tác động bởi biến động tỷ giá cũng như thay đổi môi trường kinh doanh và niềm tin của người tiêu dùng.
  • Về dài hạn hơn: các điều chỉnh có khả năng xảy ra với các thỏa thuận thương mại, chính sách lao động và quy định kinh doanh, cũng như tác động lên tăng trưởng kinh tế

Các hàm ý ngắn hạn

Sự thiếu chắc chắn về hướng chính sách gây ra phản ứng bán tháo ngắn hạn trên các thị trường. Thiếu thông tin thị trường tạo ra sự thiếu chắc chắn và sự thiếu chắc chắn sinh ra sự bất ổn thị trường. Cho tới khi chúng ta có thêm thông tin về các hành động của ông Trump vơi stw cách tổng thống và các chính sách thực của ông, thị trường vẫn sẽ bất ổn, đặc biệt là với tỷ giá, lãi suất và giá hàng hóa, bao gồm hàng hóa nông sản.

Sự bất ổn hiện tại của đồng USD và các đồng tiền trên toàn cầu là hệ quả trực tiếp của sự thiếu chắc chắn này. Và rõ ràng, điều này ảnh hưởng lên ngành nông nghiệp. Hiện tỷ trọng xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ chiếm khoảng hơn 20% cả về lượng và giá trị trong tổng sản xuất, khiến giá hàng hóa nông sản của Mỹ phụ thuộc lớn vào thương mại quốc tế và tỷ giá. Biến động tỷ giá hiện tại và các hàm ý thương mại sẽ tác động lên giá và lợi nhuận của các nhà sản xuất Mỹ.

Ngoài ra, sự giảm giá đồng tiền các thị trường mới nổi so với đồng USD, như đồng peso Mexico, cũng làm giảm nhập khẩu của Mỹ từ các nước này. Hiện Mexico nhập khẩu 18% tổng xuất khẩu thực phẩm và nông sản (F&A) của Mỹ. Xuất khẩu của Mexico sang Mỹ có thể được thúc đẩy nhờ đồng peso giảm giá  và Brazil, đối thủ trực tiếp của Mỹ trên thị trường xuất khẩu toàn cầu, có thể hấp dẫn hơn nguồn cung từ Mỹ, đặc biệt là trên thị trường ngũ cốc, hạt có dầu và xuất khẩu thực phẩm giàu protein (thịt).

Sự thiếu chắc chắn hiện tại làm xói mòn động lực đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào ngành kinh doanh nông nghiệp Mỹ. Điều này ban đầu có thể làm giảm số lượng các vụ M&A, mặc dù các thương vụ này có vẻ đã được nối lại sau khi các chính sách trở nên rõ ràng hơn. Cuối cùng, trong ngắn hạn, bất ổn thị trường có thể làm giảm niềm tin của người tiêu dùng Mỹ và toàn cầu, ảnh hưởng tới một số khuynh hướng tiêu dùng và thương mại thực phẩm.

Các hàm ý dài hạn

Ban đầu, chúng tôi nhận thấy các thỏa thuận thương mại, chính sách nông nghiệp và lao động là các trọng tâm chính có thể dẫn tới thay đổi chích sách nông nghiệp trong dài hạn.

Các thỏa thuận thương mại

Với vị thế nhà xuất khẩu nông sản số 1 toàn cầu, ngành F&A là một trong động lực chính của nông nghiệp và thương mại nông sản toàn cầu. Năm 2016, xuất khẩu nông sản của Mỹ đạt 127 tỷ USD, theo sau là Brazil và Trung Quốc. Hiện thương mại nông sản Mỹ đang thặng dư khoảng 20 tỷ USD. Mỹ xuất khẩu đa dạng các hàng hóa đề bù đắp cho phần còn lại của nguồn cung thực phẩm thế giới. Để chứng minh, Mỹ là nước sản xuất và xuất khẩu ngô hàng đầu thế giới, xuất khẩu đậu tương của Mỹ chiếm 40% tổng xuất khẩu đậu tương toàn cầu (và chiếm 46% tổng sản lượng đậu tương Mỹ). Do đó, bất cứ sự thay đổi nào trong các thỏa thuận thương mại nông sản Mỹ sẽ không chỉ tác động lên giá thế giới và các luồng thương mại mà còn lên lợi nhuận của nông dân Mỹ.

Hiện vẫn quá sớm để biết chắc nhưng còn nghi ngại về khả năng các thỏa thuận thương mại nông sản Mỹ, đặc biệt là NAFTA, sẽ chấm dứt hoặc trải qua những thay đổi lớn bởi Mỹ, Mexico và Canada về nhiều mặt là một thị trường nông sản hợp nhất. Hiện xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Mexico và Canada chiếm khoảng 30% tổng xuất khẩu nông sản Mỹ. Đồng thời, xuất khẩu nông sản từ Mexico và Canada sang khu vực NAFTA chiếm lần lượt 80% và 55% tổng xuất khẩu. Ví dụ, thịt lợn Mexico nhập khẩu từ Mỹ chiếm khoảng 12% tổng sản lượng thịt lợn của Mỹ. Nhập khẩu gia cầm Mexico từ Mỹ chiếm khoảng 30% tổng sản lượng gia cầm Mỹ. Cuối cùng, Mỹ xuất khẩu 3,7 triệu tấn các sản phẩm sữa (tính tương đương sữa nước) sang Mexico trong năm 2015 và đến nay, Mexico là thị trường xuất khẩu các sản phẩm từ sữa lớn nhất của Mỹ.

Không những các con số này đại diện cho giá trị thương mại lớn mà còn thể hiện bản chất hợp nhất của chuỗi cung ứng sản phẩm thịt giàu protein của Bắc Mỹ, bao gồm tổ hợp chuỗi thịt bò. Mexico và Canada là nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi và các nhà máy đóng gói cho phép chế biến quanh năm. Nhâp khẩu ngô của Mexico chiếm 23% tổng xuất khẩu ngô của Mỹ và là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng TACN. Nhiều ngành khác cũng có tình hình tương tự. Do đó, những thay đổi trong thỏa thuận như NAFTA sẽ có tác động lớn tới cả các nhà sản xuất TACN Mexico, người tiêu dùng Mexico và lợi nhuận ngành nông nghiệp Mỹ.

Xét tới những chuyển dịch trong các thỏa thuận thương mại và chính sách thương mại khác, Hiệp định đối tác châu Á – Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ không diễn ra dưới thời ông Trump. Tuy nhiên, một số thị trường, như Nga, có thể mở cửa trở lại, và các thị trường khác có thể mạnh lên, như Anh. Mối quan hệ với Nga được cải thiện có thể kết thúc lệnh cấm thương mại với nước này. Trước lệnh cấm thương mại, Nga là nước nhập khẩu sữa lớn thứ 2 và là nhà nhập khẩu nhiều hàng hóa từ châu Âu. Do đó, chính châu Âu lại không hưởng lợi từ chấm dứt lệnh cấm, khi Nga lựa chọn duy trì các lệnh trừng phạt. Trong trường hợp này, ngành sữa của Mỹ có thể hưởng lợi, trường hợp tương tự cũng có thể xảy ra với các sả phẩm giàu protein khác xuất khẩu sang Nga.

Sau Brexit, Anh ở vị thế tìm kiếm các thỏa thuận thương mại mạnh hơn, thể hiện qua các động thái của chính phủ Anh.

Các thay đổi khác trong chính sách thương mại nông sản Mỹ sẽ cần được phân tích theo từng ngành để suy xét ảnh hưởng quốc tế và nội địa. Tuy nhiên, chính sách thương mại sẽ tiếp tục là yếu tố tối quan trọng và là ngọn nguồn của bất ổn thị trường cho tới khi các thông tin trở nên rõ ràng hơn.

Farm Bill 2018

Luật Nông trại (Farm Bill) hiện tại dự kiến sẽ được điều chỉnh trước năm 2018. Do đảng Cộng hòa đang chiếm đa số trong cả hai viện, phát triển, phê duyệt và triển khai Farm Bill 2018 có thể diễn ra nhịp nhàng hơn Farm Bill liền trước. Một số thay đổi có khả năng trong Farm Bill tới bao gồm điều chỉnh các chương trình sản xuất để tăng lợi nhuận. Do những thách thức mà nông dân Mỹ đang phải đối mặt hiện nay, chính phủ sắp tới sẽ cần bắt đầu đặt ra các mục tiêu và đường hướng chính sách càng nhanh càng tốt. Trong khi hướng chính sách có thể được dự đoán, thông tin rõ ràng hơn là cần thiết để giảm bất ổn trên thị trường.

Nới lỏng quy định có vẻ là một hướng đi chính sách rõ ràng trong thời gian vận động tranh cử của ông Trump. Mặc dù những hướng đi này có thể không được đưa vào Farm Bill nhưng có thể hướng đi của Far, Bill sẽ chuyển dịch theo tính bền vững kinh doanh và giảm liên quan tới bảo tồn. Chương trình dự trữ bảo tồn được cho là sẽ trở thành vấn đề chính, cùng với thay đổi về các chính sách hỗ trợ thu nhập, bao gồm cả bảo hiểm nông nghiệp.

Lao động

Chính sách nông nghiệp và thực phẩm của Mỹ phụ thuộc lớn vào lao động di cư, đặc biệt là trong các ngành như sản xuất thực phẩm giàu protein (như thịt) và vận hành dịch vụ ăn uống. Giả định chính sách chống lại di cư bất hợp pháp mạnh, doanh nghiệp nhỏ có thể đối mặt với tình trạng chi phí vận hành tăng do thiếu hụt lao động, dẫn tới giảm lợi nhuận. Thực tế, các nhà sản xuất nông nghiệp Mỹ đã đang phải đối mặt với tình trạng chi phí lao động tăng và nguồn cung lao động giảm, do cơ hội việc làm tăng cho lao động tại Mexico, tỷ lệ sinh giảm tại nước này và các quy định di cư ngặt nghèo hơn.

Thách thức cho các nhà sản xuất Mỹ là duy trì cạnh tranh lao động. Có vẻ sẽ có một số thay đổi về chính sách nhập cư và lao động. Các nhà sản xuất có thể cần bắt đầu nghĩ nhiều hơn về đầu tư công nghệ cao.

Tăng trưởng kinh tế

Tổng thống mới đắc cử đã thảo luận một số kích thích tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng giảm thuế, đặc biệt là cho tầng lớp thượng lưu nhằm thúc đẩy việc tạo ra công ăn việc làm. Ông đề nghị tăng chi tiêu công nhưng chúng tôi dự đoán chi tiêu công sẽ hạn chế để duy trì tình trạng thâm hụt trung tính. Nếu dự đoán này đúng và giả định đồng USD và lãi suất tương đối ổn định, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ tăng lên, gia tăng hỗ trợ cho các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng nhất định, bao gồm các sản phẩm chất lượng cao, như thực phẩm hữu cơ, rượu và spirits hảo hạng.

Chính sách ông Trump nhắc đi nhắc lại nhiều lần là giảm thuế cho những người giàu nhằm thúc đẩy tạo công ăn việc làm có thể tạo ra những hiệu ứng phụ đối với khuynh hướng gần đây về tăng nhu cầu với đồ uống và thực phẩm cao cấp, hảo hạng.

Theo Rabobank



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường