Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thái Lan tham gia cuộc chiến kháng thuốc toàn cầu từ ngành chăn nuôi
22 | 11 | 2016
Thái Lan đặt mục tiêu giảm số ca kháng thuốc (AMR) đến năm 2021 làm một trong những nỗ lực tham vọng tham gia cuộc chiến kháng “siêu vi khuẩn” kháng thuốc toàn cầu.

Thư ký thường trực các vấn đề y tế Sophon Mekthon cho biết Thái Lan đã đặt ra kế hoạch 5 năm để triển khai từ 2017 – 2021. Chính phủ Thái Lan sẽ triển khai rà soát và giám sát tình trạng AMR, kiểm soát phân phối các loại kháng sinh, ngăn chặn và kiểm soát AMR tại các bệnh viện và các cơ sở y tế, thực hiện các biện pháp tương tự đối với AMR trong nông nghiệp và hoạt động chăn nuôi, xây dựng ý thức và phát triển hợp tác giữa các cơ quan liên quan.

Kế hoạch đặt mục tiêu giảm 50% các ca kháng thuốc đến năm 2021 và giảm sử dụng kháng sinh cả trên người và động vật lần lượt là 20% và 30% trong giai đoạn 5 năm. AMR là các vi sinh vật hữu cơ – vi khẩn, nấm, virus và các loại ký sinh – liên quan đến kháng các chất chống khuẩn. Cái gọi là siêu vi khuẩn gây ra bởi tình trạng sử dụng sai và lạm dụng kháng sinh, đe dọa sức khỏe toàn dân và cả nền kinh tế.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Thái Lan Piyasakol Sakolsatayadorn, nước này có khoảng 88.000 bệnh nhân bị AMR hàng năm, gây ra cái chết của ít nhất 38.000 người hàng năm và gây thiệt hại 32 tỷ Baht cho nền kinh tế Thái Lan.

Ông Piyasakol Sakolsatayadorn cho rằng AMR hiện là một vấn đề chung. Không có các biện pháp giải quyết, thế giới sẽ bước vào “kỷ nguyên hậu kháng sinh” với dự đoán khoảng 10 triệu người trên thế giới sẽ chết vì AMR đến năm 2050, trong đó 4,7 triệu người ở châu Á.

Trong khi đó, UN FAO bình luận rằng Thái Lan đang đi đầu với kế hoạch hành động AMR và cấm kháng sinh đóng vai trò kích thích tăng trưởng. Các chính sách này cho thấy cách chính phủ, khu vực công và khu vực tư nhân có thể cộng tác với nhau để giảm tác động của AMR.

Theo bà Katinka de Balogh, nhà chức trách cấp cao thuộc Cơ quan sản xuất và thú y của FAO cho rằng hoạt động trong ngành chăn nuôi để đảm bảo kế hoạch hành động quốc gia không phải là một chính sách độc lập. Theo Payungsak S Tanagul, phó chủ tịch Charoen Pokphand Foods Plc, công ty đã tìm các nguồn thay thế TACN như các vi sinh vật đường ruột, các hệ vi khuẩn và thảo mộc để tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe động vật. Đồng thời, CFP cũng quant âm tới quản lý ngành để đảm bảo sử dụng hợp lý kháng sinh.

Theo Bangkok Post



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường