Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Trump, thương mại, và Trung Quốc: Thế giới chờ đợi điều gì trong năm 2017?
24 | 12 | 2016
Với thương mại nông nghiệp và mối quan hệ với Trung Quốc được đưa ra xem xét, thế giới sẽ chờ đợi điều gì xảy ra trong năm 2017? Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đã chiến thắng với lá phiếu áp đảo từ cử tri nông thôn Mỹ. Tuy nhiên, tầm nhìn đối với thương mại nông nghiệp của ông Trump lại không rõ ràng. “Nhiều nông dân trông chờ vào Trump và cho rằng tân tổng thống là người có thiên hướng kinh doanh và sẽ nới lỏng quy định, vốn rất phổ biến trong nông nghiệp”, theo ông Chad Hart, nhà kinh tế học nông nghiệp tại đại học bang Iowa cho biết. “Nếu có một lĩnh vực nào đó cần quan tâm, hẳn đó phải là khía cạnh thương mại và đây là vấn đề mà chúng tôi theo dõi rất sát sao”.

Tương lai của thương mại

Thương mại là một động lực kinh tế quan trọng của ngành nông nghiệp Mỹ và là một vấn đề mà bất cứ chuyên gia và nhóm hàng hóa nào cũng sẽ theo dõi sát sao khi ông Trump nhận nhiệm sở. Theo bà Veronica Nigh, nhà kinh tế học tại Liên đoàn trang trại Mỹ, 25 – 30% thu nhập nông nghiệp Mỹ liên quan đến thương mại quốc tế và xuất khẩu. Ngành nông nghiệp Mỹ phụ thuộc và thương mại quốc tế nhiều hơn nhiều so với các ngành khác trong nền kinh tế nước này.

Ngày 4/10/2015, 11 nước trong TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng trong đàm phán và thông báo các kết quả. “Mục tiêu của các cuộc đàm phán là đạt được một thỏa thuận tiêu chuẩn cao, toàn diện, giúp cải thiện thực trạng tương mại trong khu vực và thúc đẩy hoạt động kinh tế tại tất cả các nước thành viên”, theo Liên đoàn trang trại Mỹ nhận định. TPP sẽ làm sâu sắc các mối quan hệ kinh tế, tối thiểu hóa thuế và thúc đẩy căn bản các mối quan hệ thương mại của Mỹ với 11 nước, bao gồm Canada, Nhật Bản và Mexico.

Do giảm giá hàng loạt hàng hóa lớn như ngũ cốc, TACN và đậu tương, thu nhập nông nghiệp Mỹ đã chịu thiệt hại lớn. Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia, bao gồm bà Nigh đều cho rằng TPP là một hướng đi giúp thúc đẩy thu nhập cho nông dân và các lao động liên quan.

Bóng đen phủ lên TPP khi ông Trump có khả năng bác bỏ thỏa thuận này khi tuyên bố không ủng hộ TPP. Tuy nhiên, ông quan tâm tới đàm phán cái mà ông gọi là một thỏa thuận có lợi hơn.

“Thiệt hại lợi thế cạnh tranh của xuất khẩu nông sản Mỹ là một trong những lo ngại lớn nhất khi TPP không được triển khai, đặc biệt là liên quan tới Trung Quốc và các nước trong TPP”, theo ông Jonathan Coppess, trợ lý giáo sư về chính sách và luật nông nghiệp tại đại học Illinois nhận định.

Nông dân Mỹ có thể kỳ vọng điều gì nếu nước này không ủng hộ TPP? Về rủi ro, ông Coppess cho rằng vẫn còn quá sớm để dự báo về các hệ quả. Tuy nhiên, bà Nigh chỉ ra rằng các nước khác sẽ tiếp tục đàm phán các thỏa thuận thương mại tự do ngoài Mỹ. Bà á chỉ các thỏa thuận thương mại tự do khác như của Nhật Bản và Úc.

Thịt bò Úc có thuế rẻ hơn thịt bò nhập khẩu từ Mỹ, mang lại cho sản phẩm này của Úc một lợi thế cạnh tranh tương đối. Bà Nigh cho biết mặc dù các sản phẩm nông sản Mỹ có chất lượng cao và ngon nhưng giá cả lại đang chi phối người tiêu dùng toàn cầu. Phá vỡ các rào càn thương mại sẽ giúp các sản phẩm nông nghiệp Mỹ trở nên cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thúc đẩy doanh số xuất khẩu và về cơ bản mang lại cho nông dân nguồn tài chính tốt hơn.

“Trong khi tổng thống mới đắc cử Trump tuyên bố rằng ông sẽ không ký TPP, ông thường phát ngôn rằng ông sẵn sàng đàm phán các thỏa thuận mới với các nước trong TPP”, theo ông Hart nhấn mạnh. “Ông ấy đang mở ra các cuộc đàm phán kế tiếp”. Đồng thời, ông Hart cũng nhấn mạnh rằng một thỏa thuận khác sẽ cần hàng năm trời để đàm phán lại.

Mối quan hệ với Trung Quốc

TPP cũng tác động lên mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc, hiện đang là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới và cũng là thị trường đậu tương lớn nhất của Mỹ.

Theo ông Otto Doering, giáo sư kinh tế nông nghiệp tại đại học Purdue, Mỹ không thể tiếp tục tăng trưởng thương mại ngũ cốc nếu không thể tiến lại gần thêm và duy trì qua hệ thương mại với các thị trường quan trọng như Nhật Bản; trên thực tế, Mỹ đang thụt lùi và Trung Quốc sẽ trở thành đối tác thương mại chính với tất cả các nước châu Á.

Ông Doering cũng lo ngại về các mối quan hệ ngoại giao với các nước trong TPP. Ông nhấn mạnh rằng nếu Mỹ châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại với một nước khác, hệ quả sẽ là các hành động trả đũa liên tiếp.

Mặc dù vậy, hiện vẫn còn hy vọng. Ông Trump gần đây đã chọn thượng nghị sỹ bang Iowa Terry Branstad làm đại sứ tại Trung Quốc. Bà Nigh cho rằng ông Terry Branstad có mối quan hệ tốt với chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, và ông hiểu rõ tầm quan trọng của thương mại. Khi nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump đang đến gần, các tác nhân trong ngành nông nghiệp trên khắp nước Mỹ đang nín thở chờ xem liệu ông Trump có giữ lời hứa với vùng nông thôn Mỹ hay không.

Theo Agriculture



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường